Năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ triển khai đồng bộ các chương trình KH&CN quốc gia trung hạn và dài hạn. Trong đó, ưu tiên phát triển các công nghệ chiến lược, công nghệ lõi, đặc biệt là phát triển các trung tâm dữ liệu lớn và cộng đồng khoa học mở tại Việt Nam.
Để khoa học và công nghệ ngày càng đóng góp thiết thực vào kinh tế - xã hội, năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm.
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST). Việc xây dựng Luật cần bám sát, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với các quy định mạnh mẽ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tiến gần tới thông lệ quốc tế.
Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ bổ sung quy định cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong tổ chức KH&CN công lập được tham gia thành lập, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Luật Khoa học và công nghệ 2013 đã cập nhật những thách thức và xu hướng mới, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên hiện nay khoa học và công nghệ đã phát triển nhanh chóng, nhiều quy định hiện hành chưa phù hợp.
Theo Bộ KH&CN, việc xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN & ĐMST) là bước đi cần thiết để xây dựng hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo nền tảng cho KHCN & ĐMST trở thành động lực phát triển, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).