Theo dấu Bà tổ Chim

Dấu tích bền bỉ và sâu sắc nhất của tín ngưỡng thờ Bà tổ Chim từ thời Đông Sơn là biểu tượng cò trắng hay chim Lạc trong tâm thức dân gian Việt trải qua hàng ngàn năm.

Cây lúa - Nhìn từ các mã biểu tượng!

Không chỉ là câu chuyện về hình tượng, văn học cũng đồng thời là quá trình kiến tạo mã và giải mã. Có những hạt cổ mẫu từ cây văn hóa ngàn xưa rơi vào miền văn chương những thời sau đó rồi 'nở' ra các cây hình tượng mới. Nhịp theo thời gian, những cây hình tượng miệt mài hút chất dinh dưỡng truyền thống và quang hợp ánh sáng thời đại để kết thành các trái biểu tượng. Rồi lại trở thành cổ mẫu...

Tìm lại dấu vết 'con đường muối'

Ngày càng nhiều bạn trẻ có máu phiêu lưu thích trekking (đi bộ đường dài) vượt núi cao, xuyên rừng già trên những cung đường hiểm trở. Mới đây, một tua trekking đã phục dựng theo dấu chân đi tìm muối, tìm vợ của trai tráng Tây Nguyên nối từ núi Bidoup đến Ninh Thuận, Khánh Hòa thu hút rất đông thanh niên tham gia.

Lễ hội mừng lúa mới đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 18/1 tổ chức Lễ công bố Quyết định Lễ hội A Da Koonh (Lễ hội mừng lúa mới) của người Pa Cô, được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Mùa ăn cơm mới trên cao nguyên

Chuyện cổ tích M'Nông kể rằng, ngày xưa khi lúa chín, chỉ cần buộc sợi dây dài từ rẫy về tới nhà là lúa tự biết đường về. Hạt lúa rất to, chỉ cần bỏ vào nồi một hạt, nấu chín thì sẽ có một nồi cơm lớn đủ cho cả nhà. Hôm ấy, cô gái được giao ở nhà nấu cơm cho mọi người đi rẫy vì mải ngắm nhìn sắc đẹp của mình nên để nồi cơm sôi tràn nước xuống, tắt cả bếp lửa. Từ đó lúa giận, không tự về nhà nữa, con người phải dùng tay ngắt từng bông bỏ vào gùi mang về. Cũng từ đó, con người mới biết trân trọng hạt lúa. Mỗi năm, khi những bông lúa đầu tiên chín vàng, con người phải ngắt về làm lễ cúng cơm mới.