Chung tay bảo vệ di sản

Phú Thọ - vùng đất hội tụ và lưu giữ những giá trị di sản văn hóa đặc sắc, là miền đất cội nguồn của dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Vinh dự, tự hào là con dân Đất Tổ, những năm qua, các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã thể hiện tình cảm sâu nặng với tiền nhân, trọng trách lớn lao trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa bằng các chương trình hành động cụ thể, hiệu quả thiết thực.

Thành phố lễ hội văn minh, sạch đẹp

Thực hiện mục tiêu đã được phê duyệt, nhiều giải pháp mang tính chiến lược, dài hơi đã được thành phố Việt Trì đề ra, trong đó công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc các lễ hội truyền thống, xây dựng cảnh quan sạch đẹp, văn minh được quan tâm thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng.

An toàn, văn minh, tôn vinh lễ hội

Xưa nay, mọi người thường gọi mùa Xuân là mùa lễ hội bởi khi đất trời chuyển dịch, vạn vật đổi thay, tiết Xuân đong đầy bên khung cửa cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Từ lâu, vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng trong bối cảnh nhịp sống hiện đại hiện nay cũng rất dễ nảy sinh những yếu tố lai căng, thậm chí hành vi phản cảm, không đảm bảo an toàn, văn minh, làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có của lễ hội... nếu công tác quản lý không được tăng cường. Vì vậy, làm sao để lễ hội đi đúng 'quỹ đạo' của nó, vừa tạo không khí phấn khởi, vui tươi, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống vừa thực sự văn minh, an toàn, tiết kiệm, tôn vinh nét đặc sắc của từng lễ hội địa phương... là nhiệm vụ không của riêng các cấp chính quyền, nhà quản lý mà còn của cộng đồng xã hội.

Lễ hội mùa Xuân và 'quỹ đạo' của nhà quản lý

Sau Tết cổ truyền, khi cánh cửa năm mới mở ra, trời đất giao hòa, tiết Xuân hiện hữu cũng là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức, điều này lý giải vì sao người ta thường gọi mùa Xuân là mùa của lễ hội, mùa du Xuân, vãn cảnh. Nhìn tổng thể, các lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo nhân dân mà còn nhằm mục tiêu duy trì, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lòng yêu nước, tri ân công đức tổ tiên, nhân lên những mỹ tục tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều lễ hội ở các địa phương được tổ chức kéo theo số lượng người tham gia đông, việc tổ chức lễ hội thế nào cho đúng với ý nghĩa tốt đẹp của nó, tích hợp được các yếu tố an toàn, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, mang tính xã hội hóa cao... đã trở thành mối quan tâm chung, là bài toán đặt ra và động thái cần có từ phía các cấp chính quyền, nhà quản lý...

Nghìn năm giã bánh dâng Vua Hùng

Mộ Chu Hạ - ngôi làng duy nhất của nước Nam được chọn giã bánh giầy dâng Vua Hùng vào mỗi dịp giỗ Tổ mùng 10/3.