Ngày 8/5, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) cho biết trong tuần qua, 150 người di cư đã được giải cứu và đưa trở lại Libya.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, Lực lượng bảo vệ bờ biển Libya ngày 25/4 đã phát hiện thi thể của 11 người di cư, trong đó có 1 trẻ em, trong vụ đắm tàu mới nhất ngoài khơi của quốc gia này. Sau khi tàu chìm, ít nhất 4 người sống sót đã bơi vào bờ và được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya hỗ trợ.
Ngày 24/3, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ra tuyên bố cho hay, đã tìm thấy hầu hết trong số khoảng 2,5 tấn tinh quặng uranium tự nhiên (UOC), vốn bị cho là mất tích tại một cơ sở hạt nhân ở Libya.
IAEA khẳng định cơ quan này đã tiến hành kiểm tra và phát hiện chỉ 'một lượng UOC tương đối nhỏ còn thiếu' trong số khoảng 2,5 tấn tinh quặng urani tự nhiên bị cho là mất tích tại Libya.
Ngày 16/3, Libya xác nhận đã tìm thấy hơn 2 tấn uranium tự nhiên mà Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trước đó thông báo bị thất lạc ở nước này.
Tướng Khaled al-Mahjoub - chỉ huy cơ quan liên lạc của nhà lãnh đạo Khalifa Hafta tại Libya - ngày 16/3 xác nhận hơn 2 tấn urani tự nhiên mà Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước đó thông báo bị thất lạc đã được tìm thấy.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 15-3 thông báo có khoảng 2,5 tấn uranium tự nhiên đã bị thất lạc tại một cơ sở ở Libya.
IAEA cho biết sẽ tiến hành thêm các hoạt động làm rõ hoàn cảnh diễn ra việc di dời nhiên liệu hạt nhân cùng vị trí hiện tại của các nguyên liệu, tuy nhiên không đưa ra chi tiết về cơ sở này ở Libya.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 15/3 thông báo có khoảng 2,5 tấn urani tự nhiên đã bị thất lạc tại một cơ sở tại Libya.
Ngày 30/11, một thẩm phán Pháp đã ra phán quyết, cho phép công ty hàng không vũ trụ châu Âu Airbus nộp 15,9 triệu euro (16,4 triệu USD) để tránh bị điều tra hối lộ đối với các giao dịch máy bay ở Libya và Kazakhstan trong giai đoạn 2006 - 2011.
Các cuộc đụng độ diễn ra vào sáng sớm giữa các nhóm vũ trang ủng hộ Thủ tướng được Quốc hội Libya bổ nhiệm Fathi Bashagha và những người ủng hộ Thủ tướng lâm thời Dbeibah.
Bộ Ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh cơ quan này nhận thức rõ mức độ nhạy cảm và khó khăn của các vấn đề, song vẫn tin tưởng vào khả năng, cam kết của các bên ở Libya nhằm đảm bảo các lợi ích của người dân.
Ngày 10/5, Quốc hội Libya cho biết muốn chính phủ do cơ quan này bổ nhiệm do ông Fathi Bashagha lãnh đạo đặt trụ sở tại thành phố Sirte, trong bối cảnh việc kiểm soát thủ đô Tripoli rơi vào bế tắc.
Ngày 27/4, Mỹ đã bày tỏ 'quan ngại sâu sắc' và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức việc đóng cửa các cơ sở khai thác dầu quan trọng ở Libya.
Liên hợp quốc cảnh báo nếu xung đột giữa các phe phái ở Libya tiếp tục nổ ra, khả năng tổ chức bầu cử công bằng và hòa bình sẽ suy giảm, đẩy Libya quay trở lại tình trạng phân chia lãnh thổ đất nước.
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya ngày 8/3 thông báo nhóm vũ trang phong tỏa hai giếng dầu lớn của nước này đã dỡ bỏ bao vây và việc khai thác dầu đã được khôi phục tại một trong hai giếng dầu.
Ông Biden và giới lãnh đạo phương Tây cho biết có thể sẽ áp các biện pháp trừng phạt kinh tế 'chưa từng có' kèm với 'những hậu quả to lớn' đối với Nga nếu Moscow tấn công Ukraine.
Bộ Nội vụ Libya cho biết, các tay súng có liên hệ với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã giết ba nhân viên an ninh ở phía tây-nam nước này. Cuộc tấn công xảy ra tại vùng sa mạc cách thủ đô Tripoli 700 km về phía nam, nhằm vào một đội tuần tra của Lữ đoàn Umm al-Aranib Martyrs. Các lực lượng chính phủ đã tiêu diệt 4 phần tử khủng bố và phá hủy phương tiện của chúng.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông dẫn nguồn tin Bộ Nội vụ Libya ngày 27/1 cho biết các chiến binh có liên hệ với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã giết hại 3 nhân viên an ninh ở phía Tây Nam của nước này.
Libya đã lỡ nhịp trong lộ trình chuyển tiếp chính trị, sau khi Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao (HNEC) hoãn tổ chức bầu cử tổng thống và quốc hội dự kiến ngày 24/12 vừa qua. Việc không thể tiến hành các cuộc bầu cử theo lịch trình gây lo ngại về triển vọng hóa giải các bất đồng sâu sắc, làm chậm các nỗ lực thúc đẩy hòa bình và ổn định ở quốc gia Bắc Phi, vốn chìm trong khủng hoảng kéo dài từ năm 2011.
Ngày 23/12, một quan chức Libya cho biết, Quốc hội nước này dự kiến tổ chức cuộc họp vào ngày 27/12 để thảo luận về thời điểm mới tổ chức các cuộc bầu cử, sau khi cuộc bầu cử tổng thống được ấn định trong tuần này đã bị trì hoãn.
Ngày 22/12, một ủy ban quốc hội Libya thông báo, việc tổ chức bầu cử Tổng thống trong hai ngày tới là bất khả thi, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Quốc hội nước này vạch kế hoạch cho một lộ trình chính trị mới.
Ngày 11/12, Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao Libya (HNEC) đã hoãn công bố danh sách cuối cùng các ứng cử viên tham gia chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 24/12 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi, ngày 11/12, Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao Libya (HNEC) đã hoãn công bố danh sách cuối cùng các ứng cử viên tham gia chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 24/12 tới.
Ngày 6/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) đã bổ nhiệm nhà ngoại giao Mỹ Stephanie Williams làm cố vấn đặc biệt về Libya, thay thế đặc phái viên Jan Kubis - đã bất ngờ đệ đơn xin từ chức chỉ một tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống quan trọng tại quốc gia Bắc Phi này.
Tuyến phà đến Thổ Nhĩ Kỳ vừa được khôi phục do công ty Kevalay của Libya điều hành; theo dự kiến, chuyến đi này sẽ mất 48 giờ và sẽ quay trở lại Libya vào ngày 7/12 tới.
Đại sứ quán Pháp, Đức, Italy, Anh và Mỹ tại Libya cho rằng số lượng lớn đơn đăng tham ký tranh cử là bằng chứng về quyết tâm của người dân Libya tham gia tích cực vào tiến trình thúc đẩy hòa bình.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, Thủ tướng lâm thời Libya Abdulhamid al-Dbeibah ngày 21/11 đã đăng ký ra tranh cử tổng thống nước này, mặc dù trước đó đã tuyên bố không tranh cử và theo quy định bầu cử có thể ông al-Dbeibah sẽ bị loại khỏi danh sách.
Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh là ứng cử viên thứ 24 nộp đơn đăng ký tại văn phòng của Ủy ban Bầu cử quốc gia cấp cao (HNEC) ở thành phố Benghazi.
Ngày 16/11, Tướng Khalifa Haftar, người đứng đầu lực lượng quân đội miền Đông Libya, tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Libya dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Người đứng đầu Hội đồng Cấp cao nhà nước Libya đã kêu gọi các chính khách không tham gia tranh cử và đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sắp tới, vì các luật bầu cử hiện nay chưa hoàn thiện.
Cuộc bầu cử này được coi là bước quan trọng trong nỗ lực chấm dứt 1 thập kỷ bạo lực tại Libya bằng cách thành lập một ban lãnh đạo chính trị mới có tính hợp pháp được đông đảo người dân công nhận.
Ngày 4/10, Quốc hội Libya đã thông qua luật về các cuộc bầu cử lập pháp, trước thềm cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 24/12 tới theo một tiến trình hòa bình do Liên hợp quốc (LHQ) dẫn dắt.
Ngày 3/10, Ngoại trưởng Libya Najla al-Mangoush thông báo, các lực lượng nước ngoài đã bắt đầu rút 'một phần nhỏ' quân số khỏi nước này.
Ngoại trưởng Libya Najla al-Mangoush ngày 3/10 thông báo các lực lượng nước ngoài đã bắt đầu rút 'một phần nhỏ' quân số khỏi nước này.
Libya ngày 3/10 thông báo bắt đầu khởi công xây dựng một nhà máy lọc dầu tại khu vực miền Nam của quốc gia Bắc Phi vẫn chìm trong xung đột này.
Các đại diện của Thượng viện Libya có trụ sở tại Tripoli ở miền Tây và Quốc hội Libya có trụ sở tại thành phố Tobruk ở miền Đông đã tiến hành cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày tại thủ đô Rabat của Maroc.
Ngày 30/9, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhất trí thông qua một nghị quyết gia hạn sứ mệnh Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) đến ngày 31/1/2022, một thời gian ngắn sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia Bắc Phi này.
Nga - quốc gia có quyền phủ quyết, đã không chấp thuận nội dung trong nghị quyết do Anh soạn thảo về việc rút các binh sỹ nước ngoài và lực lượng lính đánh thuê khỏi Libya cũng như vai trò của UNSMIL.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, chính quyền Libya ngày 7/9 xác nhận các lực lượng chính phủ nước này đã bắt giữ Embarak al-Khazimi, một nhân vật cấp cao của tổ chức khủng bố 'Nhà nước Hồi giáo' (IS) tự xưng, trong một chiến dịch ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Ngày 12/8, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo các phái đoàn Libya tham gia vòng đàm phán mới nhất do tổ chức này bảo trợ đã không thể đạt được thỏa thuận về khung hiến pháp để tiến tới tổ chức một cuộc bầu cử theo dự kiến vào tháng 12 tới.
'Nhóm Bộ Tứ về Libya' yêu cầu các bên tham gia xung đột ở Libya tuân thủ lệnh cấm vận vũ khí của LHQ, đồng thời yêu cầu tất cả các lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê rút quân ngay khỏi nước này.
Ngày 1/3, luật sư của cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, bà Jacqueline Laffont thông báo, thân chủ sẽ kháng cáo phán quyết của tòa án Paris đưa ra trước đó cùng ngày, trong đó tuyên cựu lãnh đạo 3 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Tòa án Paris ngày 1/3 đã kết án cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy 3 năm tù vì các tội danh tham nhũng và hối lộ, trong đó có 2 năm hưởng án treo, The Guardian đưa tin.
Tòa án Paris đã kết án cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy 3 năm tù giam, trong đó có 2 năm hưởng án treo, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo thứ hai của nước Pháp bị kết án tội tham nhũng.
Bộ trưởng Nội vụ Libya Fathi Bashagha đã thoát khỏi một vụ ám sát hôm 21/2, làm dấy lên lo ngại về bạo lực bùng phát bất chấp các nỗ lực xây dựng hòa bình do Liên Hợp Quốc dẫn dắt.
Ngày 15/1, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã phải đối mặt với thêm một rắc rối pháp lý mới khi các công tố viên nước này mở một cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc ông lạm quyền .
Các công tố viên Pháp đang tiến hành một cuộc điều tra nhằm vào khoản thanh toán 3,6 triệu USD của hãng bảo hiểm Nga Reso-Garantia hồi năm 2019 liên quan đến hoạt động tư vấn của ông Sarkozy tại Nga.
25 năm tù giam là bản án dành cho một trong hai đối tượng là công dân Libya đã thực hiện vụ cướp máy bay Airbus 320 xảy ra ngày 23-12-2016.