Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tăng cường giám sát mã số vùng trồng xuất khẩu và nội địa, giúp người sản xuất nâng cao nhận thức và thực hành hiệu quả hơn nữa quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm an toàn thực phẩm khi đưa ra thị trường.
Với địa hình phía Nam Tây Nguyên nguồn nước sông, suối tự nhiên, ao, hồ dồi dào, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng đang cần những giải pháp chiến lược để phối hợp tổ chức triển khai đồng bộ, phù hợp qua từng giai đoạn, nhằm phát triển tương xứng hơn nữa với lợi thế, tiềm năng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất và chất lượng sản phẩm cao cho người tiêu dùng.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang phát động thi đua đến năm 2025 đạt 71.200 ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (trong đó diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ thông minh 1.000 ha), chiếm 21,6% diện tích canh tác và tăng 2.190 ha so với năm 2024.
Loài vật này bay suốt ngày khoảng 200km, thức ăn là những côn trùng bay trong không trung, đem lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Sau 2 quyết định về quy hoạch 3 loại rừng, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn hàng ngàn ha rừng thuộc diện đưa vào - đưa ra quy hoạch không phù hợp
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang thực hiện các giải pháp phát triển 153 vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được xác định trên địa bàn.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh đến nay có 33 đơn vị áp dụng công nghệ tem truy xuất nguồn gốc điện tử trên các sản phẩm chủ lực như rau, trái cây, chè, dược liệu..., tăng sản lượng tiêu thụ từ 15-20%.
Để giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh đối với cây trồng, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã và đang chủ động các giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh dựa vào nền tảng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
Thông qua các giải pháp, chính sách hỗ trợ kịp thời, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đã từng bước bảo tồn và phát triển hiệu quả làng nghề, nghề truyền thống với đa dạng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án 2 công trình thủy lợi trọng điểm trên địa bàn.
Được xem là một trong những địa phương đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, việc trồng trọt ở Lâm Đồng vẫn có những cải tiến để trở nên 'thông minh' hơn, ngay cả khi không áp dụng công nghệ hiện đại.
Hơn 4 năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ, công tác quản lý bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn Lâm Đồng có nhiều chuyển biến đáng ghi nhận, nhất là đối với nhiều loại nông sản thực phẩm chủ lực như rau, quả, cà phê…
Năm 2022, ngành Nông nghiệp Lâm Ðồng chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; tiếp tục các giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19…
Nông nghiệp tuần hoàn - một khái niệm rất cũ và cũng rất mới với nông nghiệp Việt. Cũ bởi nông nghiệp tuần hoàn vốn là cách canh tác từ lâu đời. Mới bởi sau nhiều năm thay đổi phương pháp canh tác, nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nhiều vào cung cấp phân hóa học, phân hữu cơ từ bên ngoài tạo màu cho đất. Cũng giống như nhiều địa phương khác, Lâm Đồng cũng đang manh nha với nông nghiệp tuần hoàn.
Hơn 16 năm phát triển đại trà nhà kính, nhà lưới, bên cạnh những hiệu quả kinh tế vượt trội, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tỉnh Lâm Đồng đã phát sinh nhiều nhược điểm làm phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh hưởng cảnh quan đô thị, làm tăng nhiệt độ cục bộ, nên cần có bài toán khắc phục hữu hiệu gắn với quy hoạch chiến lược để quản lý, phát triển bền vững hơn.
Lâm Đồng đã thông qua dự toán 70 tỷ đồng triển khai chương trình phát triển sản phẩm OCOP đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện có 4 nhóm ngành nghề nông thôn, thu hút gần 13.710 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 9,5 triệu đồng/người/tháng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng những tháng cuối năm đặt mục tiêu đẩy mạnh chăn nuôi để đảm bảo cung ứng ra thị trường 9.800 tấn thịt, 32 triệu quả trứng gia cầm và 8.500 lít sữa tươi.
Định hướng chăn nuôi trong mười năm tới của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng đó là 'phát triển trang trại quy mô lớn, an toàn sinh học, công nghiệp hiện đại và bền vững' với mục tiêu nhằm tạo ra sản phẩm có lợi thế về chất lượng đặc trưng và giá cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Việc quy hoạch phát triển các vùng sản xuất chuyên canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương có đặc điểm địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng tương đồng nhằm xây dựng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh chất lượng cao thời gian qua đã phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích to lớn làm thay đổi không chỉ ngành Nông nghiệp tỉnh mà còn thay đổi cuộc sống của người dân.
Sau 60 ngày thu hoạch liên tục, mùa bơ 034 năm 2021 của Công ty TNHH Cây giống Bảo Nguyên ở xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm dự kiến thu hoạch kết thúc vào hạ tuần tháng 7 này.