Tiếp bài về tàu 67 thua lỗ: Ngân hàng cũng là… nạn nhân

Ðồng hành triển khai Nghị định 67/2014/ NÐ-CP (NÐ 67), cho ngư dân vay vốn đóng tàu, tuy nhiên đến nay, hàng trăm tỷ đồng của nhiều ngân hàng cũng thành nợ xấu khó thu hồi.

Viết tiếp về số phận những con tàu vỏ thép: Lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan nói gì?

Sau khi Báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài về số phận những con tàu vỏ thép, từ ngư dân đến doanh nghiệp đóng tàu đã lên tiếng và bây giờ là tiếng nói của lãnh đạo tỉnh và các đơn vị liên quan.

Thanh Hóa: Nhiều tàu cá 67 nằm chờ siết 'nợ'

Tại Thanh Hóa, nhiều tàu cá được đóng mới theo Nghị định 67/2014 (NĐ 67) hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, dẫn đến không trả được nợ. Nhiều ngân hàng đã siết nợ, khởi kiện ngư dân vay vốn đóng tàu ra tòa. Thực tế, trong quá trình kê biên, xác minh tài sản thế chấp, phát mại tài sản, cơ quan thi hành án gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Số phận của những con tàu vỏ thép. Bài 3: Phá sản dù chưa 1 lần nhận tàu?

Tại Quảng Nam, ngư dân Trần Văn Liên, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, cũng từng là một ngư dân sản xuất giỏi ở địa phương, nhưng hiện tại đang lâm vào tình cảnh nợ nần, kiện tụng kéo dài nhiều năm qua. Và thật trớ trêu khi ông Liên chưa 1 lần nhận được con tàu vỏ thép.

Số phận của những con tàu vỏ thép. Bài 2: Ngư dân giỏi cũng lâm cảnh nợ nần

Hiện nay nhiều ngư dân có tàu cá vỏ thép do hoạt động không hiệu quả dẫn đến nợ nần, trong đó có ngư dân sản xuất giỏi, đã từng được biểu dương khen thưởng. Đó là ngư dân Phạm Trí Thức, trú xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi.

Ứng xử chủ động, sáng tạo trong phòng chống thiên tai

Vấn đề được nhiều ĐBQH bày tỏ quan tâm là nâng cao sức chống chịu với thiên tai. ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nói: 'Qua đợt lũ lụt này, phải có biện pháp ứng xử chủ động, sáng tạo trong chống chịu với thiên tai, nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn'.

Nhiều doanh nghiệp gánh nỗi oan nợ thuế

Tính đến cuối tháng 11, số nợ thuế của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn toàn tỉnh do Cục Thuế tỉnh quản lý là 758 tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng 22 DN có số nợ thuế lớn nhất đã chiếm tới 70% tổng nợ. Khi nhìn vào con số này, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là những DN làm ăn kém hiệu quả, sắp phá sản, nếu không cũng thuộc diện chây ỳ… Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với một số, bởi trong số này, có không ít DN bị mang nợ oan, nhất là đối với những DN có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.

Khẩn trương gỡ vướng cho tàu Nghị định 67

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, từ tháng 8-2019, có nhiều chủ tàu NĐ67 phản ánh PJICO chậm bán bảo hiểm tàu gây ảnh hưởng đến việc đánh bắt và trả nợ của các chủ tàu.

Bảo hiểm bỏ rơi tàu 67

Hệ lụy từ sự cố 20 tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 (NĐ67) kém chất lượng ở Bình Định vẫn còn 'trượt dài' cho đến nay. Hết ngân hàng rồi lại đến công ty bảo hiểm 'quay lưng', đã đẩy nhiều ngư dân lâm vào cảnh có tàu mà không dám ra khơi.

Vòng xoáy nợ nần của chủ tàu vỏ thép 67

Hơn 2 năm trước, Báo SGGP có bài viết phản ánh sự cố 20 tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 (NĐ67) bị hư hỏng, kém chất lượng, trong đó có một số chủ tàu bị ngân hàng giữ sổ đỏ, phải cầu cứu khắp nơi. Một trường hợp cụ thể là ngư dân Trần Văn Hạo bị ngân hàng giữ sổ đỏ, rơi vào vòng xoáy tín dụng đen, vỡ nợ, phải trả tàu, bỏ trốn.