Nhằm tiếp tục tuyên truyền, quảng bá thương hiệu du lịch Mù Cang Chải năm 2024 và những năm tiếp theo, tạo thêm những sản phẩm mới cho du lịch địa phương, vừa qua, tại khu vực Tiểu khuôn viên thị trấn Mù Cang Chải, huyện Mù Cang Chải đã khởi động và tổ chức Chương trình văn nghệ bản sắc phục vụ du khách những ngày cuối tuần sau gần 2 tuần bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão bão số 3.
Ngày 4/11/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2552/QĐ-UBND về phê duyệt Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021-2025.
Từ chất liệu giấy giang truyền thống của dân tộc Mông (tỉnh Hòa Bình), các họa sĩ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức 4 buổi Workshop vào đầu tháng 9 vừa qua để hướng dẫn cho gần 50 bạn nhỏ cách thức sáng tạo ra những chiếc đèn lồng với hình dáng, màu sắc, họa tiết là những con vật, loại quả ngộ nghĩnh.
Trong vài năm trở lại đây, bằng những quyết sách năng động, sáng tạo, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi để phát triển du lịch một cách mạnh mẽ Yên Bái đã đưa ngành du lịch thực sự phát triển, khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh từ du lịch tâm linh, sinh thái, bản sắc dân tộc đến du lịch mạo hiểm, nghỉ dưỡng…từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
Chỉ sau 1 ngày, em Sùng Quang Vinh (sinh năm 2021), dân tộc Mông ở thôn Hoàng Hạ (xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà) đã trở thành trẻ mồ côi. Gia đình nhỏ 4 người hạnh phúc, đầm ấm nay chỉ còn lại cậu bé 3 tuổi Sùng Quang Vinh. Bố, mẹ và em gái nhỏ của Vinh đã mãi mãi ra đi trong một vụ sạt lở đất xảy ra tại xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) vào ngày 9/9 vừa qua.
Trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, tiếng khèn là minh chứng rõ nét nhất cho vẻ đẹp văn hóa truyền thống và là niềm tự hào của người Mông trên vùng đất mới.
Hang Kia, Pà Cò là hai xã người Mông duy nhất của tỉnh Hòa Bình. Nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, quanh năm mây mù che phủ, Hang Kia, Pà Cò hiện nay đã có nhiều đổi khác, trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng của nhiều du khách. Hơn chục năm trước, mảnh đất cao nguyên đá xinh đẹp này từng là 'vùng đất chết', ám ảnh bởi ma túy, thuốc phiện và là nơi diễn ra những trận đánh sống còn với tên trùm ma túy khét tiếng.
Tủa Chùa là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Tiếng khèn từ lâu đã 'ngấm sâu' vào máu thịt đồng bào Mông nơi đây. Âm thanh của khèn du dương, tình cảm, mộc mạc như chính cuộc sống của người dân vùng cao nguyên đá. Họ đã truyền dạy cách chế tác để loại nhạc cụ này lưu truyền giá trị văn hóa cho các thế hệ khác.
Được các thầy, cô giáo chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ và ở lại trường, học sinh bậc tiểu học thuộc các xóm, bản vùng sâu, xa đã yên tâm xuống núi học chữ. Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên mô hình nội trú được Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học số 2 Văn Lăng (Đồng Hỷ) tổ chức, thu hút hàng trăm học sinh vào ở.
Trên đỉnh thiêng Fansipan, mỗi ngày, mỗi mùa thiên nhiên lại khoác lên mình những vẻ quyến rũ khác nhau mà không một nơi nào trên dải đất hình chữ S này có được. Đó có thể là khoảnh khắc tuyết phủ trắng xóa quần thể tâm linh thâm nghiêm trên đỉnh non cao vào mùa đông, hoặc có thể là những buổi đêm với bầu trời lung linh huyền ảo của muôn vàn vì tinh tú, hay những buổi chiều ánh hoàng hôn nhuộm vàng biển mây bồng bềnh.
Mùa hoa chi pâu đã nở rộ, trước khi bắt đầu hành trình leo lên đỉnh núi cao từ Nậm Nghiệp, bạn hãy lưu ý những điểm sau nhé.
Ở nơi vừa xảy ra trận sạt lở đất, vùi lấp hoàn toàn 8 căn nhà với 18 người thiệt mạng và mất tích, hôm nay, 22-9, một khu tái định cư mới đã khởi công, để sớm mang lại mái ấm cho những người còn may mắn...
Võ Nhai là huyện vùng cao duy duy nhất của Thái Nguyên. Hiện nay, qua rà soát nhanh, 153 xóm, tổ dân phố của địa phương này đều đã có quỹ đất xây dựng nhà văn hóa. Dù vậy, việc thực hiện chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Chiều 21/9, tỉnh Lào Cai và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức khởi công khu tái thiết dân cư Làng Nủ với 40 hộ dân, nơi vừa trải qua cơn lũ quét kinh hoàng làm 54 người chết và hiện vẫn còn 13 người mất tích.
Những tưởng việc đưa đi đường vòng từ Cao Bằng sang Hà Giang rồi mới qua Trung Quốc sẽ khiến nạn nhân không biết lối về và có thể xóa dấu vết tìm kiếm của người nhà, tuy nhiên, sau những nỗ lực 'mò kim đáy bể', các trinh sát trong Ban Chuyên án A1-1223.p đã tìm ra những kẻ buôn người. Mặc dù có kẻ đang lẩn trốn, kẻ tạm thời phải thay đổi biện pháp ngăn chặn nhưng chắc chắn, pháp luật sẽ không dung thứ cho tội ác mua bán phụ nữ và trẻ em.
Đa Thông là một trong những xã nghèo của huyện Hà Quảng, nhiều xóm hàng năm đều thiếu ăn từ 1 - 2 tháng; cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn khi thiên tai bão lũ xảy ra. Báo Cao Bằng đã kết nối trao tặng kinh phí xây dựng điểm trường mầm non Phja Viềng và hỗ trợ một số nhu yếu phẩm cho người dân.
Tiếp tục chương trình cứu trợ người dân đang gặp hoạn nạn và thiệt hại nặng nề do lũ lụt sau bão số 3, ngày 20-9, nhóm công tác của Báo SGGP đã trao tiền và hàng cứu trợ của bạn đọc đến người dân xã Xuân Thượng và xã Việt Tiến (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), một trong tâm điểm bão lũ những ngày qua mà cả nước hướng về.
Ngày 20/9, Báo Cao Bằng đã trao kinh phí hỗ trợ xây dựng điểm trường mầm non Phja Viềng xã Đa Thông (Hà Quảng).
Sáng 20/9, Báo Cao Bằng chuyển hàng hóa cứu trợ từ điểm trung chuyển Thành phố do Ủy ban MTTQ Thành phố chủ trì phân bổ hàng cứu trợ cho các vùng bị thiệt hại do thiên tai đến các điểm trường và người dân xóm Phia Viềng và Lũng Khỉnh, xã Đa Thông (Hà Quảng).
Ngày 20 - 9, Cơ quan UBKT Đảng ủy Cục Quản lý xuất nhập Cảnh (Bộ Công an) phối hợp với Công an huyện Sơn Dương, Công an huyện Yên Sơn, Công ty cổ phần Hồ Toản (Yên Sơn) tổ chức chương trình trao tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và trao kinh phí hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn.
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đã góp phần tạo điều kiện cho cán bộ cơ sở có thể tiếp cận gần hơn với đồng bào.
Nhận tin cấp báo, Công an xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã huy động nhân dân địa phương kịp thời lên núi cứu giúp một cụ bà người dân tộc Mông (94 tuổi) đi lạc trong rừng sâu.
Khi những tia nắng cuối ngày khép lại cũng là lúc lớp học 'đặc biệt' tại các xã giáp biên giới của huyện Mường Lát bắt đầu sáng ánh điện. Gọi là lớp học 'đặc biệt' bởi chỉ dành cho đồng bào người Mông, người Thái không biết chữ. Học viên đa phần có mối quan hệ mẹ con, vợ chồng, chị em. Họ đến lớp học với mong ước đơn giản là biết đọc, biết viết để hiểu đúng, làm đúng quy định của pháp luật.
Tủa Chùa là huyện vùng cao, trong đó người Mông chiếm hơn 70%. Với địa hình núi đá, các bản làng người Mông thường phân tán, đường đi khó khăn. Chính vì vậy, trải qua quá trình sinh sống, phát triển lâu dài, người Mông nơi đây đã hình thành nhiều nghề tự cung tự cấp, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cuộc sống. Một trong số đó là nghề làm giấy và vẫn luôn được duy trì cho đến ngày nay.
Thực hiện Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 19/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về 'Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025' (sau đây gọi là Kế hoạch số 60), sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều giải pháp quan trọng đã tiếp tục góp phần đẩy lùi các hủ tục trong nghi thức tang lễ của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa có cuộc phỏng vấn đồng chí Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa xoay quanh chủ đề trên.
Ngày 19/9, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đã đến Trường mầm non Bản Qua trao quà của Hội Nhà báo Việt Nam ủng hộ người dân vùng sạt lở đất huyện Bát Xát (Lào Cai).
Khu dân cư thôn Kho Vàng (Lào Cai) là một trong những địa bàn bị sạt lở nghiêm trọng và thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 gây ra.
Ngày 19/9, lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đã đến Trường mầm non Bản Qua trao quà của Hội Nhà báo Việt Nam ủng hộ người dân vùng sạt lở đất Bát Xát (Lào Cai).
Khi cơn bão số 3 mới đổ bộ vào đất liền, chính quyền xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã vận động 17 hộ dân xóm Thượng, thôn Kho Vàng (đều là người Mông) di chuyển đến nơi an toàn đề phòng nguy cơ sạt lở.
Trạm Y tế xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, có 8 y, bác sĩ, 7 phòng chức năng, cơ bản đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Người Mông hoa cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa văn sáp ong.
Ngày 18/9, tại bản Cơm, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 'Nhà đồng đội' cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2024, tỉnh Hà Giang có 9 thí sinh trúng tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân, trong đó có Giàng Mí Lía.
Ngày 17/9, UBND huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết lực lượng chức năng đã triển khai di chuyển khẩn cấp 32 hộ dân ở thôn Khu Tủng, xã Bản Liền, ra khỏi vùng nguy hiểm.
Với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng bào người Mông được đánh giá là khó khăn nhất so với các dân tộc khác trong tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai hiệu quả đã thay đổi đáng kể cuộc sống, nhận thức của đồng bào người Mông nơi đây.
32 hộ với hơn 100 khẩu tại thôn Khu Tủng, xã Bản Liền đã di dời đến trường tiểu học và mầm non của xã để tránh nguy cơ sạt lở.
Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm du lịch của tỉnh Lai Châu được đưa ra thị trường và nhanh chóng trở thành 'điểm nhấn' thu hút du khách trong và ngoài nước.
Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân G.X.S (nam, 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang) mắc hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn) và phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng sau khi tự ý điều trị bằng phương pháp truyền thống.
Tự ý đắp thuốc lá chữa bệnh, bệnh nhân G.X.S, nam 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang, đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn).
Để thực hiện tốt phương châm 'Nghe dân nói, nói dân hiểu và làm cho dân tin', Đồn Biên phòng Na Ngoi, BĐBP Nghệ An đã tổ chức lớp học dạy tiếng Mông cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Những lớp học này dù là nhỏ nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, giúp cán bộ, chiến sĩ đơn vị gần dân, hiểu hơn về văn hóa, đời sống của đồng bào, qua đó thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Ngày 15-9, Câu lạc bộ (CLB) Trái tim Nhật thiện phối hợp với các nhà hảo tâm tổ chức khánh thành, bàn giao công trình 'Lớp học hạnh phúc' tại Điểm trường Khuổi Mèo (Trường Mầm non Sảng Mộc) và tổ chức chương trình 'Trung thu cho em' năm 2024 cho các học sinh Trường Tiểu học và THCS Tiên Sơn, Trường Mầm non Sảng Mộc (Võ Nhai).
Bước vào năm học mới 2024-2025, cậu bé Thao Tùng Sơn, dân tộc Mông ở bản Ché Lầu, xã Na Mèo (Quan Sơn) đang học tại điểm trường Ché Lầu, Trường Mầm non Na Mèo vui mừng khi nhận được quà trung thu sớm và đồ dùng học tập của các chú bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) Na Mèo và đoàn thiện nguyện trao tặng.
Qua rà soát các vị trí xung yếu có nguy cơ bị sạt lở, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo xã Văn Lăng thực hiện di dời khẩn cấp 8 hộ ở xóm Liên Phương.
Trong 2 ngày 13 và 14-9, qua rà soát các vị trí xung yếu có nguy cơ bị sạt lở, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Đồng Hỷ đã chỉ đạo xã Văn Lăng thực hiện di dời khẩn cấp 8 hộ người dân tộc Mông ở xóm Liên Phương.
Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, quanh năm mây mù che phủ, 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) nay đã có nhiều đổi thay, trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách. Vậy nhưng mảnh đất cao nguyên đá xinh đẹp này từng là
Những tờ giấy truyền thống làm từ cây rừng được đồng bào Mông ở Tủa Chùa (Điện Biên) dùng vào nghi lễ thờ cúng.