Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số nghị định khác cùng có hiệu lực thi hành từ 1-1-2022 quy định trách nhiệm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính (đơn vị phụ thuộc). Liệu điều này có thống nhất và hài hòa trong mối quan hệ với các quy định pháp luật liên quan?Điều 2.4 Nghị định 118 áp dụng mức phạt của tổ chức cho đơn vị phụ thuộc. Như thế có thể hiểu rằng Nghị định 118 xem đơn vị phụ thuộc là tổ chức. Tuy nhiên, người đứng đầu đơn vị phụ thuộc lại không phải là người đại diện theo pháp luật. Nếu người đại theo pháp luật tham gia tố tụng tại tòa thì chẳng khác gì doanh nghiệp vi phạm hành chính.
Hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ tuy chỉ là tàn dư của xã hội cũ để lại nhưng vẫn phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi gia đình người Việt. Để xóa bỏ dần những quan điểm lạc hậu đó, Đảng, Nhà nước ta coi việc bình đẳng giới là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.
Từ ngày 1/1/2022, hàng loạt mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới được tăng gấp nhiều lần so với quy định cũ, như tăng mức phạt lên gấp 7 lần với hành vi áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
Theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, từ 1-1-2022, chồng không cho vợ đi làm, cha, mẹ phân biệt đối xử con trai với con gái bị phạt tới 5 triệu đồng, từ chối tuyển dụng người lao động thuộc một giới tính nhất định bị phạt 10-15 triệu đồng…