Từ thực tế cho thấy, những ngày cận kề tết, nghe tiếng pháo nổ, không ít người dân lầm tưởng và không biết hoặc cố tình không biết loại pháo nào được cho phép sử dụng và loại pháo nào không được phép.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp: lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi...
Thị trường mua bán pháo hoa dịp Tết đang nhộn nhịp trên mạng xã hội cũng như ngoài thực tế. Vậy, cách phân biệt 'pháo hoa' và 'pháo nổ' thế nào để tránh bị phạt trong dịp Tết?
Pháo hoa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép sử dụng là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi đốt gây ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt không gây ra tiếng nổ.
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng pháo nổ thường có những diễn biến phức tạp. Để bảo đảm tốt an ninh trật tự dịp Tết, lực lượng Công an tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các vi phạm này.
Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 8 điểm bán pháo hoa do Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Bộ Quốc phòng) sản xuất.
Hiện nay, mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản rao bán, hỏi mua, cho tặng... các loại pháo hoa do Nhà máy Z121 thuộc Bộ Quốc phòng sản xuất. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần phân biệt rõ loại pháo hoa nào được phép sử dụng, tránh xảy ra những rủi ro pháp lý.
Bộ Công an khuyến cáo mọi người không nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán pháo nổ trái phép.
Đến thời điểm cận Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo nổ lại diễn biến phức tạp, mặc dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều cảnh báo.
Công an TP Hà Nội đang mạnh tay trấn áp tội phạm liên quan đến pháo nổ.
Ngày 7/1, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Hà Nam và Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tuyên truyền, ký cam kết thực hiện nghiêm Nghị định 137 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo với cơ sở kinh doanh pháo hoa trên địa bàn.
Mua và sử dụng pháo hoa chơi Tết phải đáp ứng các quy định về an toàn và đúng pháp luật, người dân và các tổ chức cần nắm được những điều sau đây.
Để các tổ chức và người dân sử dụng pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán đúng luật, hạn chế nguy cơ cháy, nổ, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa an toàn và tiết kiệm, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo việc sử dụng và dự trữ các loại pháo hoa theo quy định pháp luật.
Tai nạn pháo vốn rải rác quanh năm nhưng như thường thấy lại rộ lên mỗi dịp cận Tết với những vụ việc không khỏi đau lòng.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hiện một trong những mặt hàng được người dân quan tâm, tìm mua nhiều là pháo hoa. Vậy theo quy định, loại pháo hoa nào được phép sử dụng và đơn vị nào được phép sản xuất pháo hoa?
Công an tỉnh vừa có khuyến cáo để người dân khi mua, sử dụng pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, Công an tỉnh đề nghị, người dân khi có nhu cầu mua pháo hoa phải mua tại các điểm bán được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; tuyệt đối không mua, sửa dụng pháo lậu. Người dân khi phát hiện trường hợp vi phạm cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo quy định.
Tết Nguyên đán 2023 đến gần, mặt hàng pháo hoa nhà máy Z121 lại được dịp nóng trở lại. Hiện nay, trên 'chợ mạng' rao bán các sản phẩm pháo hoa giá gấp 2-3 lần.
GiadinhNet- Trong những ngày cận tết, hành vi vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ diễn ra tấp nập ở nhiều địa phương. Theo luật sư, hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép pháo nổ là vi phạm pháp luật, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại buổi họp báo ngày 7/12, cán bộ Công an tỉnh Bình Dương cho biết trong dịp lễ, Tết, người dân được phép mua pháo hoa (không tiếng nổ), nhưng mua tại tại cơ sở được Nhà nước cấp phép.
Thành phố Sơn La có 7 ban bảo vệ dân phố, bố trí tại 7 phường, 85 tổ với 261 thành viên. Lực lượng bảo vệ dân phố là lực lượng quan trọng, có vai trò nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giúp công an cơ sở đấu tranh hiệu quả với tội phạm, giữ gìn bình yên trên địa bàn dân cư, được cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân quan tâm, tin tưởng, ủng hộ.
Trong dịp Tết Âm lịch 2022, người dân được sử dụng những loại pháo nào? Nếu xảy ra việc sử dụng pháo trái phép thì bị xử phạt ra sao?
Người dân được sử dụng pháo hoa chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Quảng Trị. Trên khắp mọi nẻo đường, góc phố, làng quê, cảnh vật thay màu áo mới. Trong niềm hân hoan của đất trời vào xuân, tạm gác lại niềm vui riêng của bản thân, những cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị luôn sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ 'thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi'. Niềm hạnh phúc của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Quảng Trị đã góp phần mang lại một mùa xuân thực sự bình yên cho Nhân dân trên địa bàn.
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức nhiều đội hình ra quân tuyên truyền lưu động góp phần cùng với chính quyền các cấp đảm bảo cho Nhân dân vui xuân, đón tết an toàn.
Ngày 27/1, tại Nhà văn hóa thôn 8, xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội), Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử lưu động và tuyên phạt bị cáo Đinh Quang Đạt (sinh năm 1986, trú tại xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) 30 tháng tù về tội 'Buôn bán hàng cấm' theo quy định tại Điều 190, khoản 1, điểm c – Bộ luật Hình sự.
Dịp cuối năm là thời gian cao điểm của các hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh trong điều kiện thời tiết hanh khô, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cháy, nổ. Công an huyện Vân Hồ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm cho nhân dân đón xuân mới vui tươi, an toàn.