Ngày 4/10, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện tinh giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015 – 2021 và triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2026.
Tăng mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân và quy định về trái phiếu doanh nghiệp là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2023.
Có 9 nhóm người lao động thuộc cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, tinh gọn bộ máy và giải quyết chế độ chính sách với cán bộ dôi dư là những vấn đề quan trọng được các cấp, ngành quyết liệt thực hiện và luôn nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
Thời gian qua, công tác tinh giản biên chế được đặt ra nhằm xây dựng bộ máy hoạt động năng động, hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế xuất hiện một bộ phận cán bộ, công chức có tâm lý né tránh trách nhiệm, đùn đẩy, co cụm không dám làm, cản trở sự phát triển. Vì thế, công tác cán bộ trong giai đoạn mới càng cần phải quyết liệt hơn nữa.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ nhiều trăn trở về việc tinh giản biên chế cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, chất lượng trong thời gian tới.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021 đã giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 561 đơn vị hành chính cấp xã. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn không ít khó khăn vướng mắc, trong đó có việc giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung chính sách với đối tượng tinh giản biên chế do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung 9.732 tỷ đồng để thực hiện chính sách sắp xếp lại đơn vị hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã dôi dư; khuyến khích cán bộ dôi dư nghỉ hưu sớm.
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, nếu thực hiện chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, dự kiến nguồn kinh phí để chi trả trợ cấp cho các nhóm đối tượng này là hơn 9.700 tỷ đồng…
Theo tính toán của Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập xã giai đoạn tới đây, số cán bộ, công chức dôi dư gần 49.000 người và người hoạt động không chuyên trách dư gần 28.000 người.
Bộ Nội vụ đang dự thảo tờ trình nghị định thay thế các nghị định trước đây của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, đảm bảo hỗ trợ một cách thỏa đáng đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tự nguyện tinh giản biên chế ngay.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản hướng dẫn về việc xác định tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Nghị định số 143/2020.
Hỏi: Tôi là lao động nữ sinh tháng 12.1970. Hiện tôi đang công tác trong đơn vị sự nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm hiện tại là 23 năm trong điều kiện lao động bình thường.