Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XIX, kỳ họp thứ Năm
Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi hơn 863.300 ca mắc COVID-19, trong số các ca đang điều trị có đến gần 4.000 ca nặng, cao hơn so với vài ngày trước đây; F0 trong cộng đồng tại nhiều tỉnh, thành tăng; Xem xét đưa kit xét nghiệm COVID -19 vào diện bình ổn giá;
Dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu xét nghiệm COVID-19 tăng mạnh. Dư luận xã hội, đặc biệt các doanh nghiệp rất mong muốn cơ quan quản lý có mức giá hợp lý đối với các mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm).
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ đưa sản phẩm test nhanh Covid-19 vào diện bình ổn giá, để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định…
Kit test nhanh covid-19 không thuộc diện bình ổn giá nên Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu đánh giá sự cần thiết đưa mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá.
Theo quy định pháp luật, sản phẩm test nhanh COVID-19 muốn điều chỉnh vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, phải do Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Liên quan đến kiến nghị đưa sản phẩm test nhanh Covid-19 vào diện bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết, Bộ ghi nhận đề xuất và đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012.
Nhiều doanh nghiệp lo lắng về chi phí đang tăng mạnh trước yêu cầu phải xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người lao động với tần suất dầy, chưa kể có tình trạng 'loạn' giá xét nghiệm; có nơi lợi dụng tình hình dịch bệnh để nâng giá, đội giá. Điều này có thể tác động tiêu cực đến việc quay trở lại kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính cho biết, 'sản phẩm test nhanh Covid -19' không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành.