Thủ tướng: Nâng mức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát lên 60 triệu đồng

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề ra theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...

Nâng mức hỗ trợ ngay từ hôm nay để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Thống nhất ngay từ ngày hôm nay (10/11), nâng mức hỗ trợ lên 60 triệu đồng/căn nhà xây mới và 30 triệu đồng/căn nhà sửa chữa để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025; cùng với ngân sách nhà nước thì cần khuyến khích các hình thức xã hội hóa.

Giải ngân rất chậm, cần cơ chế đặc thù gỡ khó cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Theo kết quả của đoàn giám sát về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia, việc giải ngân vốn còn rất chậm. Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách trung ương của 3 chương trình đến năm 2025 là rất khó khăn, do đó cần phải có cơ chế đặc thù gỡ khó cho các chương trình này.

Đẩy nhanh tiến độ Dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Ngày 6/10, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị trực tuyến với sự tham dự của 26 địa phương liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ Dự án 5 – Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan đồng chủ trì Hội nghị.

GIÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG: CHƯA ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU, BAO TRÙM, BỀN VỮNG

Đề cập về kết quả giám sát CTMTQG giảm nghèo bền vững, Đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ, đây là Chương trình đầu tiên trong 03 CTMTQG đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương. Kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm tuy đạt mục tiêu được giao song chưa thật sự bền vững, chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm; chưa thực sự cải thiện, nâng cao cuộc sống người dân một cách thực chất…

KINH NGHIỆM THẨM TRA VÀ GIÁM SÁT CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Chia sẻ kinh nghiệm thẩm tra và giám sát công tác giảm nghèo bền vững tại vùng DTTS ở Việt Nam, đại diện Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, công tác này cần chuẩn bị từ sớm từ xa xây dựng kế hoạch thẩm tra, giám sát từ đầu năm, chủ động trong việc rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, phân tích đánh giá tiến độ triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, nhận diện những hạn chế, vướng mắc, bất cập làm cơ sở để phục vụ cho Đoàn giám sát, qua đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững.

Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đã có góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp.

CÁC KẾT QUẢ ĐÁNG LƯU Ý TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CTMTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đánh giá chung về kết quả thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan, Tổ trưởng Tổ Công tác giúp việc cho Đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh 11 kết quả đáng lưu ý trong triển khai thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó nêu rõ Nghị quyết 24/2021/QH15 của Quốc hội đánh dấu giai đoạn quan trọng trong chuyển đổi mục tiêu giảm nghèo, đó là từ giảm nghèo đơn chiều sang giảm nghèo đa chiều, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Phần lớn hộ nghèo, cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm

Ngày 20/7, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã nghe Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo sơ bộ kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nhiều ý kiến băn khoăn khi phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu sinh kế, việc làm, thu nhập thấp, không ổn định.

Nhiều nơi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Các địa phương này là vùng 'lõi nghèo', có địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng còn khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao…