Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), chiều 18-5, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học 'Tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển'. Tham dự hội thảo có Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Chính trị tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình-Hiệu trưởng nhà trường chủ trì hội thảo.
Trong bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác'. Thực hiện lời căn dặn của Người trước lúc đi xa, Đảng ta đã không ngừng xây dựng, chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức để viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc trong bối cảnh mới.
Không ít người thường nhấn mạnh yêu cầu bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa. Điều đó đúng, cần thiết, song có lẽ chưa đầy đủ. Chúng ta hoàn toàn có thể phát huy, phát triển, hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc trong quá trình trên. Bài viết này xuất phát từ suy nghĩ đó, mặc dù đó luôn là một thách thức lớn, đồng thời lại là một thời cơ hiếm có.
Cơ thể của 'Cơ chế' đã lớn mạnh nhưng chiếc áo 'Thể chế' lại quá chật, liệu điều này có cho thấy vai trò định hướng của thể chế với cơ chế có gì đó chưa ổn?
Cùng với đổi mới công tác thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách về thu hút nhân tài nhằm tạo điều kiện tốt nhất để những người tài có cơ hội cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, một số bộ ngành, địa phương đã không giữ chân được người tài, gây nên sự thiếu niềm tin, giảm tính hấp dẫn của các chính sách 'trải thảm đỏ' mà các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập đang mời gọi.