Hiện nay, thị trường carbon là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh việc chuyển đổi hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng giảm phát thải khí nhà kính (KNK) đang trở thành cuộc chạy đua của các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực, thì Việt Nam có thể trở thành điểm đến của thế giới trong nỗ lực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 bằng đẩy mạnh trồng rừng cũng như hồi phục rừng tự nhiên để duy trì tỷ lệ 42 - 43%. Không chỉ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, cung cấp nguồn gỗ, lâm sản… mà rừng còn có thể mang lại nguồn lợi lớn từ bán tín chỉ carbon.
Theo Dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2028, thị trường này được triển khai thí điểm trên toàn quốc. Như vậy, bắt đầu từ năm 2025, hơn 1.900 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có thể mua tín chỉ carbon trong nước...
Việt Nam hiện có 14,8 triệu ha rừng và đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 - 43% đến năm 2030. Dự kiến, mỗi năm, cả nước sẽ trồng thêm khoảng 238.000 hecta rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu.
Nhu cầu tín chỉ carbon được dự báo sẽ tăng mạnh thời gian tới cả trong nước và quốc tế. Điều này góp phần gia tăng cơ hội đầu tư cho phát triển rừng thông qua cơ chế tạo tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường carbon tự nguyện...
Xác định mục tiêu lớn nhất trong xây dựng thị trường carbon là giảm phát thải, quá trình chuẩn bị cho thị trường này đang dần được hình thành sôi động ở Việt Nam.
Thị trường tín chỉ carbon rừng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến hàng loạt yếu tố như thể chế, chính sách; sự sẵn sàng của thị trường trong nước và của ngành lâm nghiệp; huy động nguồn lực đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật; năng lực của các bên liên quan…
Ngày 24.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tạp chí Kinh tế Việt Nam và các đối tác tổ chức hội thảo 'Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững'.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đề xuất Chính phủ thành lập tổ chuyên trách để giải quyết các vướng mắc liên quan việc kinh doanh tín chỉ carbon rừng.
Tỉnh Quảng Nam đã dồn lực vào công tác bảo vệ rừng, giữ rừng với mong mỏi bán tín chỉ carbon nhưng cuối cùng làm mãi không được.
Nguồn lợi đem lại từ việc bán tín chỉ carbon rừng rất lớn tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức do doanh nghiệp thiếu kiến thức đầy đủ về khả năng hấp thụ carbon của các loại rừng và các phương pháp quản lý khác nhau.