Cựu tiền đạo Lê Công Vinh phủ nhận thông tin làm trợ lý HLV Sông Lam Nghệ An cho dù CLB này đã đưa ra thông báo chính thức trước đó.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5221/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024.
Trước diễn biến xả lũ của thủy điện Hòa Bình, Hà Nội đang chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp thủy lợi tập trung triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho hạ du.
Thời gian qua, lực lượng vũ trang tỉnh, chính quyền địa phương, các giáo xứ thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng địa phương; triển khai nhiều việc làm thiết thực hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Trong ngày 12-9, TP Hà Nội trời quang, không còn mưa, sinh hoạt của người dân thủ đô bớt khó khăn hơn những ngày trước. Tuy vậy, tại một số điểm trũng của thành phố, nước lũ vẫn đọng sâu.
Nước lũ đang rút nhẹ ở một số khu dân cư ven sông Hồng như Chương Dương Độ, Bạch Đằng, Phúc Tân, Cầu Đất, Hồng Hà, Tân Ấp... Nhiều hộ dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình lũ lụt, sáng 12-9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thị sát công tác phòng, chống lũ tại 2 phường Chương Dương, Phúc Tân và nghe báo cáo nhanh về tình hình ứng phó của quận Hoàn Kiếm.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ khiến mực nước các sông dâng cao, sáng 12/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã thị sát công tác phòng chống lũ tại phường Chương Dương, phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm.
Mặc dù đến sáng 12/9 nước lũ đã rút nhưng Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn lưu ý quận Hoàn Kiếm và 2 phường Chương Dương, Phúc Tân không được chủ quan do tình hình lũ lụt còn diễn biến phức tạp, khó lường.
Sáng 11-9, lũ rừng ngang qua hồ Đồng Sương đổ vào sông Bùi khiến, 2,4km đê Gò Khoăm bảo vệ 10.000 dân của xã Mỹ Lương (huyện Chương Mỹ) bị tràn nguy cơ rất cao xảy ra sự cố.
Trước diễn biến thiên tai phức tạp sau bão số 3, Bộ NN&PTNT đang phối hợp với các công ty thủy điện trên lưu vực sông Hồng thực hiện vận hành điều tiết lũ tại các hồ thủy điện nhằm bảo đảm an toàn hồ, đập và vùng hạ du.
Những ngày qua, mưa lũ kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh khu vực phía Bắc. Các bộ ngành, địa phương đang tập trung chỉ đạo ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ.
Cùng với bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn, các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng phương án phòng chống lũ.
Trong ít ngày qua, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Mực nước nhiều tuyến sông đang lên nhanh làm gia tăng nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.
Ngày 8/6, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương do Phó chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương Trần Nhật Lam làm trưởng đoàn, đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn NTM nâng cao.
Ngày 31-5, Đoàn công tác liên ngành của thành phố Hà Nội kiểm tra thực địa, thống nhất đề xuất thành phố sớm đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông Đáy, đoạn thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa).
Sáng 14-5, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các xã, phường, thị trấn năm 2024.
Ngày 14/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các xã, phường, thị trấn năm 2024.
Sáng 14/5, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp cùng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các xã, phường, thị trấn năm 2024.
Lượng mưa thấp, tình hình nguồn nước khó khăn làm gia tăng nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong năm 2024, có thể tác động lớn đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn Hà Nội.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tính đến nay, thành phố đã có 88% diện tích có nước gieo cấy vụ Đông Xuân.
Đẩy nhanh tiến độ lấy nước, làm đất, gieo cấy; tăng cường đầu tư công trình thủy lợi để giảm phụ thuộc nguồn nước điều tiết từ hồ thủy điện… - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại buổi kiểm tra công tác lấy nước, gieo cấy vụ xuân trên địa bàn Hà Nội sáng 19-2.
Ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc lấy nước đợt 2 phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2023 - 2024 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh, khu vực nào thiếu nước thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Sở NN&PTNT. Các công ty thủy lợi cũng phải chịu trách nhiệm đối với những diện tích phụ trách, đã nhận đặt hàng thì phải đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất.
Từ 0 giờ ngày 18/2, Hà Nội cùng 10 tỉnh, TP khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ bước vào đợt lấy nước thứ 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân. Bảo đảm nguồn nước được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi vụ Xuân 2024.
Mùa xuân đến, bản làng thêm những cung đường mới như được vẽ bức tranh đầy sắc màu. Quê hương đổi thay từng ngày nhờ có đường giao thông được mở rộng, bê tông hóa; những cây cầu nối đôi bờ xa cách mở ra cơ hội giao thương hàng hóa, làm giàu cho quê hương.
Sau khi kết thúc đợt 1 lấy nước đổ ải, nhiều huyện như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức... phần lớn diện tích gieo cấy đã đủ nước đổ ải.
Những năm gần đây, Hà Nội thường xuyên gặp khó khăn trong việc lấy nước gieo cấy vụ Xuân. Giải pháp công trình đang được ngành nông nghiệp tích cực triển khai với quyết tâm không để thiếu nước sản xuất.
Ngày 14-12, Sở Văn hóa và thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo Chương trình nghệ thuật chào mừng năm mới 2024 'Hào khí sông Lam'.
Những năm gần đây, Hà Nội thường xuyên gặp khó khăn trong lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2024. Nếu không khẩn trương có những giải pháp về công trình, nguy cơ thiếu nước sản xuất rất dễ xảy ra.
Gần 15 năm công tác tại Trường THPT Nguyễn Đổng Chi, thầy Nguyễn Văn Hòa đã giúp học trò ở vùng thuần nông đạt những thành tích đáng ngưỡng mộ.
Bị phát hiện khi đang đột nhập, Nguyễn Minh Vui rút dao tấn công liên tiếp khiến chủ nhà tổn hại 88% sức khỏe.
Đang ngủ, anh Minh choàng tỉnh và phát hiện kẻ lạ mặt đang sừng sững giữa nhà. Phản xạ tự nhiên, anh này tri hô liền bị đối tượng dùng dao đâm liên tiếp.
Đột nhập vào nhà gia chủ qua ban công ở Hà Nội, khi bị phát hiện, tên trộm đã dùng dao chém chủ nhà 12 nhát trước khi bỏ trốn.
2,5ha đất tại chân cầu Thanh Trì (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) là nơi tập kết trạc thải (hay còn gọi là chất thải xây dựng), vật liệu xây dựng hơn 4 năm qua gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đê điều nhưng không được xử lý.
Phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng chi tiết tiến độ thi công các hạng mục công trình, tập trung thi công, sớm hoàn thành dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị cần rà soát lại cụ thể các nội dung phần việc, phấn đấu rút ngắn nhất có thể thời gian hoàn thành GPMB dự án.
Phải đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng chi tiết tiến độ thi công các hạng mục công trình, tập trung thi công, sớm hoàn thành dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa.
Kiểm tra thực tế hiện trường dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa vào chiều 22/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá tiến độ thực hiện còn chậm. Thời gian tới, các sở ngành cần tập trung cao độ, xây dựng được lộ trình cụ thể để sớm hoàn thành dự án.
DIG đăng ký bán toàn bộ 3.922.577 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 15% vốn tại DIC niêm yết trên UPCoM, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.
Quận Tây Hồ cần rà soát, phân loại, xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm vụ việc vi phạm pháp luật đê điều tồn đọng; tăng cường quản lý bãi sông, không để xảy ra tình trạng mua bán, bao chiếm, chuyển mục đích, xây dựng công trình trái quy định pháp luật…
Trước dự báo tình hình thời tiết, thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho người dân. Để làm rõ hơn vấn đề này, Hà Nội Ngày nay có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Quyến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội.
Thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đang hoàn thiện tuyến phố đi bộ đầu tiên trên khu vực biên giới. Đây là không gian giao lưu, trải nghiệm các hoạt động văn hóa, ẩm thực đang được người dân chờ đợi và kỳ vọng sẽ là điểm giải trí hấp dẫn, thu hút khách du lịch.