Hà Nam ghi nhận 129 ca bệnh Covid-19 trong ngày 23/1

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 23/1 trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận 129 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh.

Toàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn dịch Covid-19 ở cấp độ 3, nguy cơ cao

Kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Nam cập nhật đến 12 giờ, ngày 23/01/2022 của Sở Y tế cho thấy tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến hết sức phức tạp. Số xã, phường, thị trấn ở cấp 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình), cấp 3 (màu cam, nguy cơ cao) đều tăng cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, toàn tỉnh có tới 11 xã, phường, thị trấn ở cấp 3 (nguy cơ cao) và 27 xã, phường, thị trấn cấp độ 2 (nguy cơ trung bình); 71 xã, phường, thị trấn cấp độ 1 (nguy cơ thấp).

Tuyên án vụ chặn đường học sinh cướp tiền ở Vĩnh Long

Các bị cáo có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, thành khẩn khai báo, chưa thành niên nên được xem xét các tình tiết giảm nhẹ.

Tập trung cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp sau dồn đổi cho các hộ dân

Thực hiện việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp theo Kế hoạch 572/KH – UBND ngày 3/5/2012 của UBND tỉnh, theo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường, toàn tỉnh có 87 xã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, trong đó mới có 56 xã đã thực hiện đo đạc và dồn đổi xong, còn lại 31 xã đã thực hiện xong việc dồn đổi ruộng đất nông nghiệp, nhưng chưa được đo đạc, lập bản đồ, chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) sau dồn đổi. Trong số 56 xã đã thực hiện đo đạc, có 156.963 thửa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, đạt 58,46% so với số thửa cần cấp Giấy chứng nhận QSDĐ sau dồn đổi.

Hà Nam quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19

Liên quan ca bệnh 620, có hộ khẩu thường trú tại tổ dân phố Đình Tràng, phường Lam Hạ, TP Phủ Lý, ngày 3-8, UBND tỉnh Hà Nam đã họp Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bàn các giải pháp quyết liệt thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất hàng hóa: Cần hoàn thiện hành lang pháp lý

Tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa là chính sách đúng, phù hợp quy luật khách quan. Nhưng để chính sách này khả thi và có hiệu quả thực chất thì cần xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng, ổn định, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, nhà đầu tư và nền kinh tế.

Do không làm chủ được tay lái khi đang lưu thông trên đường, người đàn ông bất ngờ tông thẳng vào gốc cây rồi văng xuống đất.

Làm gì để nông dân không... chán ruộng?

Hàng nghìn héc-ta ruộng đồng màu mỡ bị bỏ hoang, không trồng cấy, chỉ đơn giản vì… 'công việc khác' cho thu nhập cao hơn. Thực trạng này đã và đang đặt ra vấn đề cấp thiết là cần những chính sách đột phá về nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, đưa khoa học vào sản xuất, góp phần tạo năng suất và thu nhập cao hơn để người nông dân không bỏ 'bờ xôi ruộng mật'.

Giải quyết tình trạng nông dân tỉnh Hà Nam bỏ ruộng

Hà Nam là tỉnh nông nghiệp với khoảng 32.000 ha đất trồng lúa, khoảng 80% dân số là nông dân. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Hà Nam xuất hiện tình trạng nhiều nông dân không còn thiết tha với đồng ruộng, dẫn đến nhiều diện tích đất hai lúa không được nông dân gieo cấy, gây lãng phí đất sản xuất.

Gia tăng tình trạng nông dân bỏ ruộng tại Hà Nam

Ông Nguyễn Văn Bình, GĐ HTX Nông nghiệp Nhân Khang, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: Tình trạng bỏ ruộng diễn ra một vài năm gần đây chứ trước thì không. Nguyên nhân sâu xa là thiếu lao động, cái thứ 2 là một số hộ có ruộng nhưng lại đi làm ăn kinh tế ở nơi xa, thứ 3 là sản xuất vụ mùa còn bấp bênh.Bà Nguyễn Thị Quyên, Phó phòng NN&PTNT huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: Tình trạng người dân bỏ ruộng là có chiều hướng tăng lên. Năm 2016 toàn huyện cả 2 vụ chiêm, mùa người dân chỉ bỏ ruộng xung quanh 30 ha trên diện tích toàn huyện. Tuy nhiên, đến năm 2019, vụ mùa 2018 chúng tôi điều tra trên địa bàn toàn huyện đã có trên 100 ha người dân bỏ ruộng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam: Mấy năm gần đây, tình trạng bỏ ruộng của bà con nông dân ngày càng tăng. Ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo thực hiện các giải pháp để khắc phục tình trạng này. Trước hết là đề nghị các huyện, chỉ đạo các xã vận động các hộ nông dân tích cực tham gia gieo cấy để tránh tình trạng bỏ ruộng. Thứ hai là kêu gọi các tổ chức, đoàn thể như đoàn thanh niên, hoặc các cá nhân để thuê lại diện tích ruộng bỏ của nông dân để gieo cấy, hạn chế được tình trạng bỏ ruộng của bà con nông dân.

Nông dân bỏ ruộng không gieo cấy, lãng phí đất sản xuất

Mấy năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Hà Nam xuất hiện tình trạng nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo cấy và có chiều hướng gia tăng, gây lãng phí đất sản xuất.

Tìm phương thức ưu việt về tích tụ ruộng đất- Bài 2: Bứt phá từ tích tụ

Mặc dù có vị trí địa lý gần Thủ đô, gần nhiều thị trường tiêu thụ nông sản lớn, nhưng trước khi có chủ trương tích tụ ruộng đất, Hà Nam là tỉnh khá “mờ nhạt” trên bản đồ phát triển nông nghiệp khu vực đồng bằng sông Hồng.