Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani khẳng định, 'cánh cửa đàm phán' nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 vẫn mở từ phía Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani, nhấn mạnh dự thảo thỏa thuận nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã sẵn sàng để ký kết và về cơ bản 'bóng đang ở bên sân của Mỹ.'
Ngày 21/12, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết ông đã có cơ hội thảo luận nhiều vấn đề với Điều phối viên Liên minh châu Âu (EU) về đàm phán hạt nhân Enrique Mora và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell. Đây là diễn biến tích cực mới trong tiến trình thảo luận giữa Iran với phương Tây về dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran, điều kiện tiên quyết cho việc nối lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5+1. Ghi nhận của Truyền hình Thông tấn - VNews.
Ngày 13/10, Mỹ đã loại trừ bất kỳ sự hồi sinh nào sắp xảy ra đối với thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Các ngoại trưởng Iran-Trung Quốc ngày 8/9 đã thảo luận các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế, cũng như các cuộc đàm phán về việc khôi phục JCPOA và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran.
Ngày 8/9, Ngoại trưởng Iran, ông Hossein Amir-Abdollahian, đã thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc, ông Vương Nghị, về hợp tác song phương, cũng như tình hình xung quanh các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 (Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga, Vương quốc Anh - cùng với Đức) hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).
Ngày 15/8, Iran đã đưa ra phản hồi chính thức của mình đối với dự thảo cuối cùng của Liên minh châu Âu (EU) về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân mà nước này đã ký với Nhóm P5+1 từ năm 2015. Cùng ngày, Mỹ cho biết sẽ đưa ra quan điểm của mình về vấn đề hạt nhân Iran một cách trực tiếp. Tuy nhiên, những phát biểu của giới chức 2 nước cho thấy dường như giữa hai bên vẫn tồn tại một khoảng cách khá xa.
Một quan chức của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU đã đưa ra văn bản cuối cùng tại các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran. Quan chức này nêu rõ, các bên làm việc trong bốn ngày và văn bản cũng đã được đưa ra thương lượng. Đây là văn bản cuối cùng và sẽ không được đàm phán lại.
Ngày 8/8, một quan chức giấu tên của Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU đã đưa ra văn bản cuối cùng tại các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran.
Ngoại trưởng Iran khẳng định mối quan tâm hàng đầu của Tehran hiện nay là lợi ích kinh tế từ thỏa thuận hạt nhân, bảo vệ được năng lực và công nghệ hạt nhân, và được tôn trọng các 'lằn ranh đỏ.'
Phóng voieen TTXVN tại Trung Đông dẫn truyền thông khu vực cho biết, ngày 5/8, nhóm E3 – gồm 3 nước châu Âu là Anh, Pháp và Đức - đã kêu gọi Iran không đưa ra những yêu cầu phi thực tế trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Iran và Nhóm P5+1 vừa nối lại các cuộc đàm phán tại thủ đô Vienna của Áo sau nhiều tháng đình trệ.
Nga và Iran bên đã nhất trí tăng cường đối thoại và đưa ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nguyên tử vì mục đích hòa bình trong thời gian tới.
Iran vừa thông báo rằng họ đã bắt đầu làm giàu uranium tới mức 20% bằng các máy ly tâm tiên tiến tại Nhà máy hạt nhân ngầm Fordo. Động thái mới nhất này đã vượt xa những hạn chế mà Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA, ký kết năm 2015) áp đặt đối với các hoạt động hạt nhân của Iran. Nó diễn ra khi các cuộc đàm phán giữa các cường quốc phương Tây và Iran đang đi vào bế tắc nên cơ hội hồi sinh JCPOA hết sức mong manh.
Mặc dù chưa chính thức thành lập, nhưng 'Liên minh phòng không Trung Đông' mà Israel hé lộ mới đây đang thu hút nhiều sự chú ý. Bởi đây có thể là bước đi dẫn tới những thay đổi đáng kể cục diện và tương quan lực lượng ở Trung Đông sau nhiều biến cố.
Truyền hình nhà nước Iran đưa tin, Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov, đã tới Iran ngày 22/6 trong bối cảnh nỗ lực đàm phán giữa các cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức (Nhóm P5+1) với Tehran nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) hiện đang bế tắc.
Tại cuộc điện đàm, Tổng thống Putin cho rằng, cần tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) ngày 16/4 cho biết Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiếp tục giám sát hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Iran, song nhấn mạnh cơ quan này không có quyền tiếp cận thông tin được lưu trữ trong các camera lắp đặt tại những địa điểm đó.
Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran ngày 14/4 dẫn lời một quan chức nước này cho biết dữ liệu được lưu trữ trong các camera giám sát được lắp đặt tại các địa điểm hạt nhân của Iran sẽ không được gửi tới Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trước khi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được khôi phục.
Bộ Ngoại giao Iran hối thúc Mỹ đưa ra quyết định chính trị nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân, đồng thời chỉ trích Washington chịu trách nhiệm chính trong việc đàm phán bị ngưng trệ. Ở chiều ngược lại, Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng đạt thỏa thuận trong vấn đề hạt nhân của Iran.
Ngày 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Saeed Khatibzadeh, tuyên bố việc Mỹ áp đặt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Tehran thể hiện Washington tiếp tục vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ) về thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Nhà ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu Josep Borrell cho biết, Iran và các cường quốc trên thế giới đã đến 'rất gần' với một thỏa thuận giúp khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Một trong những yêu cầu hàng đầu của Tehran trong các cuộc đàm phán hạt nhân là Mỹ phải loại lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell ngày 26/3 cho biết, Iran và các cường quốc trên thế giới đã tiến đến 'rất gần' với một thỏa thuận nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, theo đó sẽ hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt cứng rắn.
Ngày 26/3, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cho biết các cường quốc thế giới và Iran đã đến 'rất gần' một thỏa thuận để khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với tên gọi đầy đủ Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 25/3 khẳng định Washington vẫn theo đuổi những cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran, nhưng sẽ cùng các đồng minh gia tăng sức ép đối với Tehran nếu biện pháp ngoại giao thất bại.
Điều phối viên của Liên minh châu Âu (EU) về các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, ông Enrique Mora, cho biết ông sẽ tới Tehran trong ngày 26/3 để thu hẹp khoảng cách về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Nhật báo Nga Nezavisimaya Gazeta cho rằng Điện Kremlin đã phát đi tín hiệu cho thấy Nga hoàn toàn 'bật đèn xanh' cho Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân mới, bất chấp việc vị thế trên thị trường năng lượng có thể bị đe dọa.
Ngày 16/3, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết Iran vẫn còn hai vấn đề tồn tại với Mỹ trong các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Tehran đã ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức).
Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/3 đã để ngỏ khả năng tạm ngừng các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) về khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015.
Ngày 17/2, Mỹ xác nhận các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) đang đạt được 'tiến triển tích cực', cho rằng sẽ có thể đạt được thỏa thuận 'nếu Iran thể hiện sự nghiêm túc' trong vấn đề này.
Ngày 17/2, lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình nhằm gìn giữ nền độc lập của đất nước, trong bối cảnh Tehran và các cường quốc đang đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Ali Bagheri ngày 16.2 nhận định các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Vienna (Áo) nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: 'Đây thực sự là giai đoạn quyết định, trong đó chúng tôi sẽ có thể xác định liệu việc cùng quay trở lại tuân thủ JCPOA có sắp sửa được tiến hành hay không.'
Ngày 16/2, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, ông Ali Shamkhani, cho rằng thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa nước này và các cường quốc thế giới đã trở nên vô nghĩa.