Đam mê võ thuật, Trương Văn Thuận tập luyện cho mình hơn 50 tiết mục xiếc kungfu, được nhiều người yêu thích đặt cho biệt danh 'Quái kiệt kungfu'.
Nằm trong chuỗi các hoạt động chuẩn bị cho lễ hội Tết Nguyên tiêu, còn được gọi là Tết Thượng Nguyên (Tết Rằm tháng Giêng), ngày 22/2 tại chùa Ông Hội quán Nghĩa An (một trong nhiều hội quán của người Hoa ở TP Hồ Chí Minh) tổ chức lễ Nghinh Ông quan thánh đế quân.
Từ 8 giờ đến 11 giờ ngày 22-2, Ban quản trị Hội quán Nghĩa An tổ chức lễ nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tuần du.
Theo quan niệm của người xưa, Lân, Sư, Rồng là ba linh vật tượng trưng cho phát tài, hạnh phúc và hanh thông. Vậy nên, cứ vào dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán và Tết Trung thu, khắp đường làng ngõ xóm đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh Lân, Rồng hay ông Địa với điệu múa vừa vui nhộn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Đây là loại hình nghệ thuật có ở nhiều nước châu Á, sớm du nhập vào Việt Nam.
Nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng do những người Hoa đầu tiên mang đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn cách đây hơn trăm năm, trải qua lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này, nghệ thuật lân sư rồng đã có nhiều biến đổi, tiếp nối, lan rộng khắp nơi trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.
Nghệ sĩ Chấn Đạt - chuyên đóng vai kép độc - vừa qua đời tại Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM) do chứng bệnh tim, viêm phổi và suy hô hấp cấp; thọ 71 tuổi.
Mặc dù câm, điếc, thân hình teo tóp, chỉ cao chưa đầy 1.5m, nhưng Trần Cửu khiến người đời kính phục vì sự kiên cường, giàu nghị lực vượt qua nghịch cảnh. Bất chấp bạo bệnh, ông vẫn hăng say luyện tập để giới võ lâm, người dân Sài Gòn xưa biết đến Trần Cửu như một huyền thoại không có đối thủ trên sàn diễn hầu quyền.