Cũng là quán ăn giống như những cửa hàng khác, thế nhưng quán ăn trong bệnh viện được kiểm soát chất lượng bởi khoa Dinh dưỡng nên việc ăn uống của những người ra vào viện an toàn hơn.
Như nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội, bao năm qua, tiếng đe, tiếng búa chan chát đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn liền với nhịp sống của người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm.
Đoạn phố từ Phùng Hưng đến phố Trần Nhật Duật, nằm dọc theo chân một đoạn của đường tàu tới ga Long Biên có tên gọi phố Gầm Cầu với sự khác biệt trong nhịp sống khu phố cổ Hà Nội.
Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp có không ít những trò giải trí cuối tuần dành cho giới trẻ, một trong số đó là đua xe Go Kart – một trải nghiệm tốc độ trên đường đua an toàn mang lại những điều bất ngờ cho người đam mê tốc độ.
5h giờ sáng, khi học sinh còn chưa đến lớp thì nhiều ngôi trường bán trú ở Hà Nội đã bắt đầu hoạt động để nấu những bữa cơm cho các em học sinh.
Tháng Mười ở Hà Nội là những ngày đẹp nhất trong năm khi trời vừa đủ nắng để thấy nóng ran nhưng cũng vừa đủ se lạnh để quàng thêm chiếc khăn, khoác thêm chiếc áo mỏng.
Trên khắp các con phố của khu phố cổ Hà Nội, không khó để tìm thấy những hình ảnh hàng rong. Các thức quả theo mùa, các món quà dân dã của Hà Nội được chất chứa trên các sạp, các thùng hàng, rong ruổi dọc trên các con phố, con ngõ.
Việc đưa đón con đi học tưởng như là điều đơn giản nhưng với nhiều gia đình hiện nay thì lại tốn nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.
Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, là ngôi làng có khoảng 50 hộ gia đình theo nghề làm bánh dày truyền thống.
Ở Hà Nội, nhịp sống của chị em làm công sở thường khá tất bật. Vậy nên sau khi đi làm về là họ lại tranh thủ chạy qua chợ mua đồ ăn và vào bếp chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Một nhịp sống thường ngày nhưng không bao giờ nhàm chán.
Đầu tháng 8 âm lịch trở đi, khi tiết trời đã vào thu là lúc quả hồng xuất hiện khắp các khu chợ ở Hà Nội.
Trong suốt thời gian xảy ra bão số 3 và hoàn lưu bão, hoạt động khu chợ Nhật Tân đôi phần gián đoạn. Ngày hôm nay, trời đã trong xanh trở lại, chợ đã đông đúc nhộn nhịp như ngày thường.
Ở Hà Nôi có một khu phố ẩm thực dành riêng cho sinh viên, thường được gọi bằng cái tên 'Bách Kinh Xây' (tên gọi tắt của 3 trường Đại học Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng). Đến đây, các sinh viên không chỉ gọi được những món ăn hợp khẩu vị, mà giá thành cũng rất phù hợp với túi tiền của những người trẻ.
Trong những năm gần đây, làm gốm trở thành xu hướng giải trí được giới trẻ ưa chuộng, bởi vậy, đã có nhiều địa điểm được mở ra để phục vụ trải nghiệm thú này.
Dù là mùa hè nóng bức hay thu sang mát mẻ, ngồi bên ly trà chanh, tán gẫu cùng bạn bè, nhìn ngắm dòng người qua lại, đó là một cảm giác vô cùng thư giãn và thoải mái giữa nhịp sống hối hả nơi phố thị.
Đâu đó trong những ngôi nhà cổ đến cả trăm năm tuổi, vẫn có những người dân giữ nếp sinh hoạt truyền thống của ông bà, tổ tiên để lại, cho dù cuộc sống có đổi thay.
Quà rong từ bao lâu nay đã trở thành một phần của khu phố cổ Hà Nội. Các hàng quà di động này rất đa dạng, từ bún ốc, bún riêu đến các món như tào phớ, hoa quả, chè,…, trong đó, bún ốc là một món ăn bình dị nhưng được nhiều thực khách ưa chuộng.
Tranh thủ thời gian rảnh, nhiều bạn sinh viên đã chủ động tìm việc làm thêm vừa để kiếm thêm thu nhập, vừa tăng thêm trải nghiệm thú vị trong công việc cũng như rèn giũa bản thân.
Bấm huyệt chữa bệnh là giải pháp được nhiều người Hà Nội lựa chọn để cải thiện sức khỏe của mình, đặc biệt với những người làm việc nặng nhọc hoặc phải ngồi nhiều như nhân viên văn phòng.
Thói quen dậy sớm tập thể dục và đọc báo sáng đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu cho ngày mới với nhiều người dân Hà Nội.
Với nhiều người yêu thích sự mềm mại và uyển chuyển của những bước nhảy thì khiêu vũ chính là sự lựa chọn không gì thay thế sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng.
Trong những năm gần đây, thú vui sưu tầm và sử dụng các thiết bị âm thanh có từ nhiều thập kỷ trước ngày càng được nhiều người Hà Nội ưa chuộng.
Sáng nào cũng thế, ông Hùng ở khu dân cư Thăng Long, xã Hải Bối, huyện Đông Anh cũng đến nhà văn hóa của thôn để đọc báo sáng. Tuy nhiên, những ngày này ông lại muốn đến thư viện sớm hơn thường lệ, để có thể đọc được những thông tin mới nhất về vị lãnh đạo đáng kính của dân tộc, một người con của Đông Anh đã vừa ra đi mãi mãi.
Cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái mình. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.
Tháng 6 âm lịch là lúc những đầm sen Bách Diệp ở Hà Nội vào mùa rực rỡ và cũng là mùa thu hoạch. Đây là dịp để những người Hà Nội yêu hoa sen có cơ hội được thưởng thức mùi thơm nồng nàn và ngắm loài sen tuyệt đẹp này.
Ngõ Yên Thế, thuộc phường Văn Miếu vốn là con ngõ xinh đẹp và bình yên, nhưng gần chục năm trở lại đây, nơi này bỗng chốc trở thành một địa điểm ăn uống, thư giãn về đêm của giới trẻ Hà thành.
Vào những tháng hè, làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội), luôn sôi động bởi những cánh diều đủ màu sắc bay lượn trên không trung.
Vào mùa hè, ngoài thời gian được bố mẹ cho về quê chơi hoặc đi nghỉ mát, nhiều em nhỏ ở các khu tập thể ở Hà Nội đã chọn đến nhà văn hóa cộng đồng để tham gia các hoạt động hè tại khu dân cư.
Bánh đúc lạc, món ăn truyền thống 'có từ thời các cụ' giờ đã trở thành đặc sản của vùng đất du lịch Đường Lâm, Sơn Tây.
Vừa uống trà đá, chuyện trò chia sẻ kinh nghiệm, vừa lắng nghe tiếng chim hót líu lo - thú vui tao nhã này đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống của những người chơi chim cảnh ở Hà Nội.
Quẩy là món ăn xuất hiện mỗi ngày trên bàn ăn, trong các hàng quán của người Việt, bởi vậy, những người làm và giao quẩy luôn tất bật để kịp giao các đơn hàng.
Bốc vác vốn là công việc được mặc định cho đàn ông, tuy nhiên, vì mưu sinh, nhiều người phụ nữ cũng đảm nhận phần công việc nặng nhọc này.
Phố cổ luôn mang đến nhiều cảm xúc cho những người yêu Hà Nội, đặc biệt là những người đam mê nhiếp ảnh. Họ luôn dành thời gian rảnh rỗi để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp hồ Gươm, tháp Bút, phố cổ, mà còn sở hữu rất nhiều món ăn ngon, làm xiêu lòng biết bao thực khách. Trong đó, món cháo đậu cà bình dân ít người biết tới nhưng luôn là thức quà đặc biệt với người Thủ đô.
Người tiêu dùng đang bị 'hút' bởi các loại nông sản sạch và đó là cơ hội cho những người bán lẻ, đặc biệt là các bạn trẻ kinh doanh online. Một công việc vừa đem lại thu nhập, vừa giúp cho họ có thêm niềm vui mỗi ngày…
Tiêm phòng cho trẻ không chỉ là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe cơ bản, mà còn là một biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm. Thực hiện đúng lịch trình tiêm phòng là bảo vệ trẻ, đồng thời cũng là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình và cộng đồng.
Trung bình mỗi năm cả Hà Nội có hàng trăm nghìn công trình xây dựng sửa chữa nâng cấp nhà ở, chưa kể những sửa chữa lặt vặt và xây dựng quy mô nhỏ. Đáp ứng nhu cầu đó, hàng trăm đội thợ xây đến từ các tỉnh lân cận kiếm sống ở Hà Nội và hòa vào nhịp sống của Hà Nội.
Nhiều công ty ở Hà Nội đã xây dựng những khu nhà ở dành cho công nhân, bớt đi gánh nặng nơi ăn chốn ở cho người lao động. Những khu nhà ở công nhân dần trở thành mái nhà thứ hai của người lao động, giúp họ gắn bó hơn với nơi làm việc.
Bánh rán Hà Nội là thức quà giản dị, hấp dẫn nhiều người bởi hương vị thơm ngon, thân thuộc. Chẳng thế mà bao năm qua, những hàng bán bánh rán trên những con phố cổ của Hà Nội luôn đắt khách, dù nguyên liệu và hình thức không hề thay đổi.
Bảo tàng Dân tộc học nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên. Những ngày cuối tuần, nơi này luôn thu hút khá đông khách đến tham quan văn hóa đặc trưng của các dân tộc Việt Nam trong một không gian thu nhỏ giữa lòng Hà Nội.
Với những người yêu thích hàng hiệu, việc đi làm mới những đồ dùng bị sờn rách sau nhiều năm sử dụng đã trở thành thói quen.
Tại Việt Nam, tết Hàn thực được biết đến là một ngày lễ quan trọng trong năm. Mỗi lần đến ngày này, người dân đều làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên.
Nếu được lựa chọn để ngắm toàn cảnh Hà Nội một cách lãng mạn nhất, không có gì thú vị bằng cách thưởng thức một tách cafe trên một tầng cao.
Chơi cờ tướng đã và đang trở thành thú vui sinh hoạt lành mạnh tại nhiều khu tập thể. Vào bất kể thời gian nào, những người chòm xóm hẹn nhau bên bàn cờ cùng với ấm trà mạn. Bàn cờ tướng trờ thành cầu nối thân quen giữa mọi người.
Khác với nhiều chợ đồ cũ ở Hà Nội chia thành từng kiot hay sạp riêng lẻ, chợ đồ cũ Hải Bối (Đông Anh) là một kho hàng với cả nghìn chủng loại, chủ yếu là đồ gia dụng, thiết bị điện tử.
Lâu nay, bánh bao đã là món ăn sáng quen thuộc của người dân Hà Nội. Buổi sáng, bên cạnh các món ăn quen thuộc như xôi, phở, bún, bánh mì… thì bánh bao cũng là lựa chọn của rất nhiều người.
Xe máy hiện đang là một phương tiện được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất ở Hà Nội. Khi tham gia giao thông, nhiều người từng phải khổ sở vì xe máy bất ngờ hư hỏng giữa đường và việc tìm kiếm nơi sửa xe trở nên khó khăn rất nhiều khi chủ xe không biết rõ vị trí các cửa hàng sửa chữa xe máy ở gần đó. Chìa khóa cho trường hợp này, chính là sự trợ giúp của dịch vụ cứu hộ xe máy.
Từ khi không gian quanh hồ Gươm trở thành tuyến phố đi bộ vào những ngày cuối tuần, tò he đã trở thành 'đặc sản'. Dãy hàng tò he sặc sỡ sắc màu thu hút sự quan tâm đặc biệt của những bạn trẻ và du khách.
Hình ảnh những công nhân thu gom rác tại khu dân cư hay những công nhân theo xe chuyên chở thu gom rác tại các điểm tập kết rác đã quá quen thuộc với người dân Thủ đô. Thường xuyên phải tiếp xúc với đủ loại rác thải, nhưng vì mưu sinh và cũng vì ý thức góp phần làm sạch môi trường, những công nhân thu gom rác thải vẫn ngày đêm miệt mài làm đẹp từng nẻo đường, góc phố của Thủ đô.
Trồng rau sân thượng từ vài năm trở lại đây đã trở thành một nhịp sống của người dân Hà Nội. Với hình thức này, nhiều gia đình đã biến sân thượng nhà mình trở thành những vườn rau sạch xanh mướt, vừa bảo đảm sức khỏe lại làm đẹp thêm không gian sống.
Mâm cơm cúng tất niên là một trong những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trước thời khắc đón chào năm mới. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên sao cho thật chỉn chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên.
Hằng năm, cứ từ khoảng 20 tháng Chạp đến chiều 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam lại thực hiện lễ nghi tảo mộ. Đây là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất; là một nét đẹp truyền thống, đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.
Đều đặn họp vào các ngày mồng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng và chỉ diễn ra vào buổi sáng, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong số rất ít phiên chợ cổ của cả nước vẫn còn giữ được nét xưa rất đặc trưng ở vùng thôn quê. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, chợ Nủa thường nhộn nhịp kẻ mua, người bán.
Mứt Tết là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Hà Nội. Ngày nay, các hộp mứt làm sẵn tiện lợi với bao bì đẹp mắt được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng hay siêu thị. Tuy nhiên, những người yêu thích nấu ăn vẫn thích tự tay làm thêm những món mứt tết độc đáo để dùng và tặng cho bạn bè, người thân.