Nhằm nâng cao giá trị xoài và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 19 hợp tác xã, 43 tổ hợp tác và 36 hội quán nông dân trồng xoài.
Ông Võ Hoàng Cương, Bí thư huyện ủy Lai Vung cho biết: 'Thời hoàng kim của cây quýt hồng toàn huyện có khoảng 1.000ha. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện có khoảng 250ha, trong đó có hơn 200ha quýt hồng đang cho trái'.
Từ lâu, câu ca dao 'Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh' đã được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Đặc biệt, sau quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thương hiệu Xoài Cao Lãnh ngày càng khẳng định vị thế khi được một số thị trường ngoài nước chấp nhận.
Từ năm 2018, cây quýt hồng tại huyện Lai Vung chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng vàng lá, thối rễ, chết xanh khiến diện tích bị giảm mạnh. Để vực dậy loại cây thế mạnh, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Đề án bảo tồn vườn quýt hồng giai đoạn 2020-2024 (gọi tắt là Đề án) với diện tích hơn 547ha. Với nhiều nỗ lực, đến nay, hầu hết diện tích quýt hồng đã khôi phục trở lại và phát triển tốt, góp phần cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Cây quýt hồng Lai Vung (tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được trồng và gắn bó với nông dân huyện Lai Vung đã gần 100 năm nay. Quýt hồng là cây đặc sản nổi tiếng nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp đã khiến cho cây quýt hồng Lai Vung cho trái to, ít hạt, vỏ mỏng, màu sắc vàng cam bắt mắt, mọng nước, thơm dịu và có vị ngọt, chua nhẹ đặc biệt ít nơi nào bì kịp.