Giá bán trái vải thiều tại các vườn trồng ở tỉnh Bắc Giang hiện lên tới 55.000 - 90.000 đồng/kg, cao gấp 3 lần so với năm ngoái. Tuy nhiên do sản lượng trái vải thu hoạch chỉ bằng 50% so với mọi năm, nên dự tính tổng giá trị trái vải toàn tỉnh Bắc Giang năm 2024 sẽ giảm 300 tỷ đồng so với năm ngoái, ước đạt 6.500 tỷ đồng…
Các mô hình kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) ở huyện Na Rì đã và đang từng bước trở thành nhân tố tích cực đem lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho thành viên, người lao động, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực xuất khẩu sản phẩm OCOP sang các thị trường khó tính, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn.
Với công trình nghiên cứu 'Cải tiến phương pháp trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao được công nhận OCOP 5 sao', bà Bùi Thị Mão xuất sắc lọt vào vòng Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023.
Hiện toàn tỉnh Bắc Kạn có 14 sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 162 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Trong đó 11 sản phẩm có truy xuất nguồn gốc quy trình sản xuất; 11 sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị; 10 sản phẩm nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất.
Không gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu các tỉnh Đông Bắc gồm 12 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ 11 huyện, thành phố của tỉnh Hà Giang và gian hàng đại diện các tỉnh trong khu vực.
Đây cũng là cơ hội giúp người trồng chè gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm; góp phần quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang…
Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Bắc Giang có 253 sản phẩm gắn sao, thuộc tốp đầu các địa phương có nhiều sản phẩm được công nhận. Tuy nhiên vì nhiều lý do, một số chủ thể chưa quan tâm giữ và nâng sao cho sản phẩm.
Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên được phát triển sâu rộng, người dân chủ động thực hiện, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao.
Ngày 30/6, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa vừa có thêm 2 lô hàng mắm tôm và nước mắm xuất khẩu thành công sang các thị trường khó tính nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Với nhiều tiêu chí khắt khe, trong đó có việc sản phẩm phải được xuất khẩu ổn định đi thị trường nước ngoài mới trở thành sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia. Đến thời điểm này, Thanh Hóa mới chỉ có 1 sản phẩm OCOP quốc gia là mắm tôm Lê Gia của huyện Hoằng Hóa. Song gần đây, nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, đáp ứng cơ bản các điều kiện có thể xét chọn thành sản phẩm OCOP 5 sao, đang mở ra hy vọng mới cho các địa phương, các chủ thể sản xuất nâng tầm sản phẩm, gây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.
Nhiều HTX ở vùng núi, vùng cao đã tiên phong trong việc đưa sản phẩm xuất khẩu tới nhiều thị trường khó tính. Đây là bước đi quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và gia tăng nguồn thu nhập cho nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy vậy, các HTX cũng cần thêm chính sách hỗ trợ về xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến, phát triển thương hiệu…
Các sản phẩm 'Hạt điều rang muối,' 'Hạt điều nguyên vị' và 'Hạt điều nhân trắng' của Công ty cổ phần Hà Mỵ, huyện Đồng Phú, đã được Hội đồng đánh giá cấp Trung ương công nhận OCOP 5 sao.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 1 sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia và một số sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí, đã được UBND tỉnh có văn bản đề xuất Trung ương xét chọn. Chủ thể sản xuất đã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về cách làm riêng với mong muốn trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều sản phẩm OCOP cấp quốc gia, phát triển rộng mở thị trường trong nước và quốc tế.
'Trái dừa đã gắn bó với mình cả tuổi thơ đến tận bây giờ. Mình luôn muốn dùng nó trong sản phẩm của mình để bán đi được thì càng tự hào hơn'- Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Phương Food Mai Thị Ý Nhi chia sẻ.
Những ngày đầu tháng 4, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa) đang tất bật các khâu chuẩn bị cho lễ công bố xã nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Không khí hân hoan trước bước ngoặt phát triển của vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, lan tỏa đến từng ngõ xóm.
Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới tỉnh, căn cứ Quyết định 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành cuối tháng 2 vừa qua, từ tháng 3-2023, Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung sẽ phân quyền cho cấp huyện chấm và xét chọn những sản phẩm OCOP 3 sao.
Ngoài làm việc tại nhà xưởng, hàng nghìn người dân huyện Nga Sơn đã nhận nguyên liệu về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại nhà. Sự lớn mạnh và những chiến lược đưa hàng thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ thành công của Công ty CP Sản xuất, chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đã góp phần đồng hành với Chương trình Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh. Đây cũng là doanh nghiệp có số sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh với 5 sản phẩm...
BBK- Trong các sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại 'Tuần lễ giới thiệu miến dong và các sản phẩm OCOP, sản phẩm bản địa tỉnh Bắc Kạn năm 2022' tổ chức tại Hải Phòng thì sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan (Na Rì) thu hút nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Chương trình OCOP đã góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù, gia tăng giá trị nông sản, nhưng nhiều sản phẩm chưa thật sự hiệu quả, chưa được tiêu thụ rộng rãi.
Ngày 19/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 08/4/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 'Mỗi xã, phường một sản phẩm' và bàn giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Hà Giang là vùng đất khó, nhưng bù lại được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật nổi tiếng với sự kết tinh của đất trời, sự cần cù, chịu khó của bà con các dân tộc. Trong số rất nhiều sản phẩm của Hà Giang, chè Fìn Hò của HTX Chế biến chè Phìn Hồ là một sản phẩm đặc biệt, không chỉ bởi chất lượng mà còn bởi câu chuyện xây dựng thương hiệu. Những năm qua, cùng với sự nỗ lực của HTX, còn có sự hỗ trợ từ nguồn khuyến công của tỉnh, khuyến khích cho sự vươn xa của các sản phẩm chè do HTX sản xuất.
Ngày 30.6.2021, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 2890/QĐ-BNN-VPĐP về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia năm 2020. Theo Quyết định của Bộ NN&PTNT, trong số 20 sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia năm 2020, Hà Giang vinh dự có 2 sản phẩm, đều thuộc sản phẩm của huyện Hoàng Su Phì. Các sản phẩm của Hà Giang, gồm: Trà xanh hộp 100gr và sản phẩm Hồng trà hộp 100gr của HTX chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì.
Sáng 15 - 1, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa (Văn phòng NTM) phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Co.opmart Thanh Hóa (Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa) đã tổ chức đợt trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.