Đến tham quan các làng Chăm ở An Giang, ẩm thực là một trong những khía cạnh mà khách du lịch không thể bỏ qua. Người Chăm có văn hóa ẩm thực phong phú và độc đáo, vừa khác biệt so với những món ăn quen thuộc hằng ngày, vừa mang đậm sắc thái đặc trưng của cộng đồng cư dân nơi đây. Trong đó, tung lò mò và lò mò pđăm là hai đặc sản mà du khách có thể mua về làm quà tặng cho người thân sau chuyến đi.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Dương năm 2024.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các cấp, ngành, các chủ thể của sản phẩm OCOP của tỉnh Bạc Liêu ngày càng quan tâm xây dựng mẫu mã, bao bì. Nhờ vậy, sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng khẳng định được giá trị thương hiệu và chất lượng trên thị trường.
TP Hà Tĩnh đang tích cực xây dựng thương hiệu bánh đa nem với mục tiêu đưa việc áp dụng các quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng vào sản xuất gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị từ nay đến cuối năm 2024, các địa phương cần nỗ lực để các xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới đã đăng ký hoàn thành đúng thời hạn.
Ngày 2-11, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 sẽ khai mạc tại bãi bồi làng Dăng (xã Ia O) với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Lâm Đồng đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những địa phương có nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhờ vào việc đẩy mạnh chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng hiệu quả các kênh thương mại điện tử, nông sản của tỉnh đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường trong và ngoài nước, mở ra những cơ hội mới cho nông sản địa phương, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Làng cổ Đông Hòa Hiệp hàng năm, góp phần phát triển du lịch của huyện Cái Bè trong thời gian tới, UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đang chuẩn bị các công tác cần thiết để tổ chức các hoạt động Lễ hội Văn hóa - Du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp năm 2024.
Tối 29-10, UBND huyện Bù Gia Mập tổ chức khai mạc Hội chợ thương mại hàng nông sản huyện lần thứ I, năm 2024. Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lý Trọng Nhân cũng lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh dự lễ khai mạc.
Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024.
Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 1 đến 5 tháng 11 năm 2024 tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ (CPA). Đây là sự kiện quan trọng trong năm 2024 do UBND thành phố Cần Thơ chỉ đạo và CPA là đơn vị thực hiện.
Toàn tỉnh hiện nay có trên 490 hợp tác xã (HTX) đang hoạt động với gần 3.000 thành viên tham gia. Nhờ sự năng động, nhạy bén cùng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của tỉnh, nhiều HTX đã lựa chọn các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo dựng thương hiệu, góp phần giúp HTX nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường, phát triển bền vững.
TP. Phổ Yên hiện có 28 hợp tác xã (HTX) hoạt động ở các lĩnh vực (nông nghiệp, may mặc, vật liệu xây dựng…); thu hút trên 300 lao động làm việc thường xuyên, với thu nhập bình quân đạt trên 60 triệu đồng/người/năm (tăng gần 5 triệu đồng so với năm 2023).
Chiều 29-10, UBND huyện Phú Giáo tổ chức hội nghị tập huấn về chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm trên sàn thương mại điện tử và các kỹ năng xây dựng hình ảnh, video quảng bá sản phẩm trên môi trường số. Tham dự có hơn 100 người là lãnh đạo, cán bộ các ngành chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các chủ thể OCOP trên địa bàn huyện.
Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Giang quan tâm triển khai, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các mô hình gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương.
Ngày 29/10, đồng chí Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024. Dự cuộc họp có đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội.
Ngày 29-10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ban chỉ đạo 264) tỉnh do Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Vẹn làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chương trình OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tại Trảng Bom.
Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.
Ngày 28/10, UBND TP Hà Nội và Bộ Công thương phối hợp tổ chức khai mạc 'Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP'.
Sáng 29/10, tại Nhà hàng Ba Cửa, xã Trường Yên (Hoa Lư), Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm giữa các HTX, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và cá nhân, đơn vị tiêu dùng trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, HTX, các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.
9 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố.
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022-2024, có 24 hợp tác xã được thành lập mới, từng bước cải thiện đời sống nông dân, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Bắt nhịp với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, nhiều chủ thể OCOP ở Quảng Ngãi đã mạnh dạn thay đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang đầu tư quảng bá, kinh doanh sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.
Tỉnh Bạc Liêu đã và đang hỗ trợ về nguồn lực và cơ chế chính sách để đầu tư mở rộng sản xuất, quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng công nghệ, quy trình tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Triển lãm Quảng bá và giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên vừa diễn ra trong các ngày 24-27/10 tại sân vận động huyện, mở ra cơ hội giao thương, kết nối các thiết kế sáng tạo, phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tỉnh Hòa Bình hiện có 158 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó sản phẩm nhóm thực phẩm có 114 sản phẩm. Thủy sản đóng góp 5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao. Những sản phẩm này từng bước khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, tạo xu thế phát triển kinh tế mới cho nông dân, doanh nghiệp ở các vùng nông thôn trong tỉnh.
Là một trong những nơi có vị trí, điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự phát triển của cây dong riềng, tính đến 10/2024, HTX Việt Cường (xã Văn Lang, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đang là một trong những cơ sở có diện tích trồng dong riềng lớn nhất huyện Na Rì.
Sau hơn 2 tuần diễn ra tại 3 chặng ở các huyện Định Quán, Trảng Bom và thành phố Biên Hòa, Lễ hội Thanh niên Đồng Nai đã chính thức khép lại.
Thực hiện đề án 'Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến năm 2025' trên địa bàn tỉnh, các hoạt động nhằm thúc đẩy, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh được tập trung triển khai đồng bộ, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Hành trình bền bỉ và những nỗ lực trên chặng đường nâng hạng sản phẩm OCOP của các chủ cơ sở ở Hà Tĩnh đã được đền đáp khi họ nắm trong tay 'tấm thẻ bài' đưa sản phẩm vươn xa.
Ngày 28.10, Hội đồng Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện Gò Dầu tổ chức lễ trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2024.
Từ sau Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 4/12/2023, về việc chấm dứt hiệu lực thi hành đối với Quy chế tạm thời về đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Ban hành kèm theo Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng), trong năm 2024, tỉnh Lâm Đồng công nhận 3 mô hình điểm du lịch với sản phẩm là du lịch canh nông. Điểm khác so với 33 mô hình du lịch canh nông được hoạt động thí điểm trước đây, mỗi mô hình du lịch canh nông mới đều có một loại sản phẩm chủ lực khác biệt.
Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Công Thương, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức 'Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP'.
Ngày 28.10, ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh sẽ tổ chức Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ nhất - năm 2024.
Thời gian qua, Tiền Giang có nhiều mô hình khởi nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao; tạo ra hướng đi mới và đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Điển hình trong số đó là mô hình trồng nấm linh chi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của anh Hà Tiến Thiên Tân.
Khu gian hàng Hà Nội tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2024 thu hút 20 doanh nghiệp tham dự. Đây là cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' tỉnh Cao Bằng, quá trình triển khai cuộc vận động đã có nhiều kết quả tích cực, người dân từng bước thay đổi nhận thức, hàng Việt được đưa đến người tiêu dùng tại vùng sâu, vùng xa với chất lượng cao, đa dạng mẫu mã, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Sáng 28-10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Trung Hồ - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát công tác chuẩn bị tổ chức đại hội.