Đến cuối tháng 6, tại các xã có truyền thống cấy sớm như: Thống Nhất, An Bình, Hưng Thi và thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã cấy được khoảng 350 ha lúa mùa. Nông dân Lạc Thủy tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu đảm bảo đúng khung thời vụ. Giống, vật tư nông nghiệp chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chủng loại theo cơ cấu đã định. Các giống mới, giống tiến bộ có năng suất, chất lượng tốt luôn sẵn sàng để nông dân sản xuất vụ mùa, hè thu.
Với phương châm 'chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy chủ động phòng tránh là chính', huyện Lạc Sơn đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) năm 2021.
Ngay sau khi thu hoạch xong lúa vụ chiêm xuân 2020 - 2021, huyện Lương Sơn tích cực chuẩn bị các điều kiện để nhanh chóng sản xuất lúa, hoa màu vụ mùa - hè thu.
Vụ chiêm xuân năm 2021, với điều kiện thời tiết, khí hậu khá thuận lợi cho việc gieo trồng, chăm sóc các loại cây trồng, do đó, toàn huyện Yên Thủy gieo trồng được trên 7.400 ha cây trồng các loại, tăng 4,9 % so với kế hoạch, tăng 26,9% so với cùng kỳ, một số cây trồng chính: lúa 582 ha, khoai sọ gần 94 ha, bí xanh hơn 400 ha... Riêng diện tích cây bí xanh tăng gần gấp 2 lần so với diện tích năm 2018 (280 ha); năng suất ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng trên 6.800 tấn.
Mùa mưa bão năm nay, dự báo tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Lương Sơn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bất thường. Để chủ động ứng phó với thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đảm bảo an toàn cao nhất cho đê điều. Ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch, phương án, chỉ đạo các xã, thị trấn theo phương châm 'chủ động phòng chống là chính, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả'.
Với xuất phát điểm thấp nên sau nhiều năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện vùng cao Đà Bắc vẫn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, Đà Bắc đã thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.
Nhắc đến nông sản Mai Châu phải kể đến các nhãn hiệu: 'Khoai sọ Phúc Sạn, 'Ngô nếp Thung Khe', 'Tỏi tía Mai Châu'. Đó là những sản phẩm nổi tiếng của địa phương, tạo thu nhập ổn định, trở thành những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của huyện.
Mai Châu là huyện vùng cao có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe, núi cao, ảnh hưởng lớn tới điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, ngay từ khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân, UBND huyện đã chủ động các phương án để phòng, chống hạn, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng, chống cháy rừng.
Từ chỗ chăn nuôi manh mún, tự phát, đến nay, các hộ nuôi dê tại huyện Lương Sơn đã liên kết với nhau phát triển theo hướng hàng hóa. Dê núi Lương Sơn khẳng định uy tín, chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Thịt dê núi Lương Sơn có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh…
'Cam Cao Phong vừa thơm vừa mát/Câu hát thường rang, câu hát bản Mường...'. Những câu hát trữ tình ngọt ngào ấy như lời mời gọi khách muôn phương về với Cao Phong. Năm 2014, Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam đã khẳng định thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường và người tiêu dùng trong cả nước. Để bảo vệ, nâng tầm, quảng bá thương hiệu cam Cao Phong, huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Nổi bật, huyện tập trung phát triển chuỗi du lịch trải nghiệm vườn cam với du lịch tâm linh.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tái cơ cấu ngành tạo vị thế, mở tương lai mới cho nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng tầm giá trị nông sản…
Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, người dân huyện vùng cao Đà Bắc đã chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập.
Vụ đông luôn được huyện Lạc Thủy xác định là vụ thứ ba trong năm cùng với 2 vụ lúa. Do vậy, việc quy hoạch vùng sản xuất, xây dựng cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống lúa đều có sự gắn kết cả 3 vụ. Thời điểm này, nông dân toàn huyện khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây màu vụ mùa, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ gieo trồng cây vụ đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm nay, không khí lạnh có khả năng ảnh hưởng sớm, nền nhiệt trung bình có xu hướng thấp hơn năm ngoái. Do đó, các địa phương, hộ chăn nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp để phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Với 6 xã, thị trấn tái phát và xuất hiện dịch bệnh, huyện Đà Bắc trở thành ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lớn nhất tỉnh. Hiện, ngành chức năng của huyện tích cực triển khai các biện pháp để dập dịch, ngăn dịch lây lan.