Tòa đang xét xử, bị cáo nhập viện

Phiên tòa xét xử vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Gia Lai buộc phải tạm hoãn do 1 bị cáo nhập viện.

Tạm dừng phiên tòa xử vụ thất thoát 2,3 tỉ đồng tại Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai

TAND tỉnh Gia Lai quyết định tạm dừng phiên xử do bị cáo Nguyễn Thế Quang (cựu Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND tỉnh Gia Lai) vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Tăng cường cán bộ về cơ sở 20 năm nhìn lại - Kỳ 1: Quyết sách kịp thời, đúng đắn

Lời Tòa soạn: Tháng 2-2001, nghe theo lời xúi giục, kích động của bọn phản động FULRO, đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh Tây Nguyên-trong đó có Gia Lai-đã tham gia biểu tình, gây rối ở nhiều địa phương để đòi thành lập cái gọi là 'Nhà nước Đề-ga tự trị'. Trước tình hình an ninh chính trị diễn biến phức tạp, nhằm góp phần củng cố, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định tổ chức lần lượt 3 đợt tăng cường cán bộ các sở, ngành về cơ sở. Trong số này, đáng chú ý là chủ trương tăng cường 33 cán bộ về các xã trọng điểm (từ năm 2002 đến 2004). 20 năm nhìn lại, quyết sách trên được đánh giá là hết sức kịp thời, đúng đắn, vừa góp phần củng cố, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, vừa giúp đội ngũ cán bộ trưởng thành từ thực tế.Tròn 2 thập kỷ đã trôi qua, song từng chi tiết về sự kiện biểu tình, gây rối vào tháng 2-2001 và chủ trương đưa cán bộ về tăng cường tại các xã trọng điểm vẫn còn lưu giữ trong tâm trí ông Phạm Đình Thu-nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. 'Dù gặp nhiều khó khăn nhưng phần đông số cán bộ này rất trách nhiệm, nhiệt tình, có bản lĩnh, xử lý tình huống hiệu quả để hỗ trợ cho xã. Anh em cũng nắm bắt, báo cáo về tỉnh những bức xúc của người dân để kịp thời tháo gỡ. Chính thực tế sinh động này đã khẳng định năng lực, bản lĩnh của từng cán bộ'-ông Thu nhận định.Đưa cán bộ về xã trọng điểmTrong cuộc trò chuyện với P.V Báo Gia Lai, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đình Thu không mất nhiều thời gian hồi tưởng các chi tiết liên quan đến sự kiện trên. Thời điểm năm 2002, trong vai trò Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, ông thường xuyên có mặt tại cơ sở để trực tiếp tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy phòng-chống bạo loạn.Ông Thu thẳng thắn thừa nhận chính quyền đã bất ngờ, bị động khi các cuộc biểu tình lan rộng ra nhiều xã trên địa bàn các huyện: Ayun Pa cũ (nay là thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện), Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Ia Grai và một phần Pleiku để đòi thành lập cái gọi là 'Nhà nước Đề-ga tự t

Pleiku: Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị

Chiều 23-9, Thành ủy Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề 'Đảng bộ TP. Pleiku xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị-Thực trạng và giải pháp'. Hội thảo tập trung đánh giá đúng thực trạng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đề xuất các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII).

Từ vụ Chủ tịch tỉnh Gia Lai bị kỷ luật: Cần ngăn chặn sớm…

Sau khi bị Ban Bí thư kỷ luật cách chức Phó Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư Ban Cán sự đảng UBND tỉnh Gia Lai 2 nhiệm kỳ 2016-2021, 2021-2026 vào ngày 16/8, theo nguồn tin của phóng viên Tiền Phong, hiện, ông Võ Ngọc Thành đang xin nghỉ phép chữa bệnh.

Cách chức vụ Đảng, Chủ tịch tỉnh Gia Lai điều hành ra sao?

Lần đầu tiên, tại một tỉnh Tây Nguyên, người đứng đầu chính quyền cấp tỉnh bị cách chức vụ về Đảng. Câu chuyện chắc chắn không chỉ dừng lại ở đó. Với những lãnh đạo tiền bối, đây là bài học lớn cho các quan chức đương thời, nhìn vào để răn đe, sửa mình.

Đức Cơ những ngày 'khởi đầu nan'

Tháng 8 năm ấy, Tây Nguyên đang giữa mùa mưa. Biên giới suốt ngày vần vũ những đám mây mọng nước lê thê trên vòm trời thấp. Mươi phút lại những cơn mưa ào ạt đổ. Lóp ngóp trong làn nước lạnh tê tái suốt cả tiếng đồng hồ, tôi mới tìm thấy 'bản doanh' của Ban Cán sự thành lập huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.