Trong khi người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ phải 'chịu trận' với tình trạng xuống cấp, cũ kỹ tại một số cơ sở khám chữa bệnh, nhiều dự án xây mới, mở rộng bệnh viện 'mắc kẹt', thì không ít dự án đã khởi công nhưng thi công… ì ạch. Mặt khác, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng, chưa đồng bộ trong mua sắm trang thiết bị cũng đang khiến một số dự án bệnh viện chưa hẹn ngày về đích!
Khẳng định còn người là còn tất cả, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép kéo dài việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất
Sau thời gian dài chống dịch Covid-19, nhiều trang thiết bị máy móc ở Bệnh viện Trưng Vương, đã hư hỏng khiến bệnh viện gặp khó khăn trong việc khám, chữa bệnh nhưng hiện chưa có kinh phí để mua máy móc mới.
Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2022, Bệnh viện Trưng Vương TPHCM đã có 138 nhân viên y tế nghỉ việc, chủ yếu do thu nhập không đủ sống.
Máy móc, trang thiết bị hư hỏng, không được đầu tư bổ sung, phòng bệnh xuống cấp nghiêm trọng, máy lạnh không còn hoạt động khiến người bệnh bị hành xác…Đó là thực trạng tại Bệnh viện Trưng Vương TPHCM.
Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị giảm mạnh, không có thu nhập tăng thêm cho nhân viên, hàng trăm nhân viên y tế nghỉ việc và đặc biệt là trang thiết bị máy móc đều gần như hư hỏng nhưng không có kinh phí thay mới… Đó là những khó khăn mà Bệnh viện Trưng Vương (TP Hồ Chí Minh) đưa ra tại buổi giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh về tình hình triển khai thực hiện Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 vào ngày 9/11.
COVID-19 không chỉ tàn phá người bệnh mà còn tàn phá trang thiết bị, máy móc của bệnh viện. Bây giờ, bệnh viện quay trở về khám chữa bệnh bình thường mà cơ sở vật chất rỗng ruột.
Máy móc chắp vá, Khoa Cấp cứu không có Xquang cho người bệnh, nhân viên y tế rời bỏ bệnh viện, điều kiện tối thiểu không đáp ứng được… là những lời gan ruột Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trưng Vương thốt lên.