Khi nào thích hợp lên Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch?

Hiện tại, hoa tam giác mạch đã bắt đầu chớm nở trên những nương đá, ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Phát triển hạ tầng biên giới - sứ mệnh kết nối của Hà Giang

Là một tỉnh miền núi kết nối thuận lợi với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, với trên 277 km đường biên giới, đặc điểm này đã mang lại cho Hà Giang lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu.

Mở hướng giảm nghèo nhờ trồng khoai sâm

Thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đang đẩy mạnh hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Trong đó, cây khoai sâm đang được đánh giá phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương, hỗ trợ đắc lực người dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Tháng 3 về, đến Hà Giang xem 'cao nguyên đá nở hoa'

Tháng 3 về, Hà Giang đẹp tựa như bức tranh được nhuộm nhiều màu sắc với những sắc hoa nở rộ. Đó là màu trắng tinh khôi của hoa mận, hoa lê, màu vàng của hoa cải, màu đỏ, hồng của đào và mộc miên nở khắp mảnh đất cao nguyên đá.

Đại ngàn trên Cao nguyên

Dân tộc Pu Péo ngày xưa còn có tên là Ka Beo, Pen Ty Lô Lô, là một trong những tộc người có số dân ít trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, khoảng trên dưới 600 người và từng được xem là những cư dân đầu tiên khai phá vùng núi non hiểm trở. Dân tộc Pu Péo chỉ có duy nhất tại Hà Giang, vừa có thể làm ruộng nước, vừa tận dụng thế mạnh của rừng trong cuộc sống mưu sinh và họ có ý thức trồng rừng, bảo vệ rừng rất hiệu quả. Hiện người Pu Péo còn duy trì Lễ cúng thần rừng vào ngày 6.6 (Âm lịch) hàng năm.

'Huyện Đồng Văn cần phát huy vai trò người có uy tín để tuyên truyền người dân phòng, chống dịch Covid-19'

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trong chuyến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại huyện Đồng Văn vào sáng 23.11. Cùng đi có lãnh đạo Sở Y tế và huyện Đồng Văn.

Cao nguyên vào mùa Tam giác mạch

Khi cái lạnh đầu Đông tràn về, cũng là lúc Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Một Cao nguyên đá vô cùng ấn tượng với thiên nhiên kỳ vĩ, nơi có những cung đường đèo kỳ vĩ; với những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các dân tộc. Nơi đây còn có loài hoa Tam giác mạch đầy quyến rũ. Và cũng chỉ có trên mảnh đất cực Bắc Hà Giang, hoa Tam giác mạch mới rực rỡ và đẹp nao lòng. Một chút hoang dại xen lẫn một chút kiêu kỳ, một chút mỏng manh, nhưng lại toát lên sự mạnh mẽ, kiên cường, như chính con người nơi đây, kiên cường bám bản, bám làng, giữ đất biên cương.

Hiệu quả Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau

Trải qua hơn 6 năm thành lập và phát triển, đến nay, mô hình Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau đã khẳng định là mô hình đa chức năng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng nghìn người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh.

Người dân Đồng Văn đồng lòng chống dịch

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngay khi trên địa bàn có ca nhiễm Covid - 19, huyện Đồng Văn đã triển khai cấp bách các biện pháp phòng dịch như phong tỏa, cách ly địa phương, cơ quan nơi bệnh nhân lưu trú, điều trị. Sau 1 tuần triển khai quyết liệt các biện pháp, người dân Đồng Văn đã thể hiện sự lạc quan, tin tưởng và đồng lòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch.

Hà Giang phong tỏa thị trấn Đồng Văn, bác thông tin có ca mắc Covid-19 mới

UBND huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) vừa quyết định phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn từ 9h sáng nay (22/4) để phòng chống dịch Covid-19, cho đến khi có thông báo của ngành y tế.

Hà Giang phong tỏa thị trấn Đồng Văn với hơn 7.000 dân

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn (Hà Giang) hôm nay ký quyết định phong tỏa thị trấn Đồng Văn để phòng, chống dịch Covid-19.

Hà Giang phong tỏa thị trấn Đồng Văn sau 6 ngày công bố ca bệnh 268

Từ 9h sáng 22/4, toàn bộ thị trấn Đồng Văn sẽ được phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19.

Anh Sình góp sức phòng, chống dịch ở Phố Bảng

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ cũng như các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở: 'chống dịch như chống giặc', 'mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài chống dịch'... Anh Hoàng Hải Sình, Tổ trưởng Khu phố 1, thị trấn Phố Bảng đã tự nguyện đứng ra kêu gọi người thân trong gia đình, nhân dân trên địa bàn hỗ trợ kinh phí, công sức, cung cấp trên 500 suất ăn sáng trong 7 ngày cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại địa phương và những người bị cách ly do tiếp xúc gần với ca bệnh 268.

Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn sau 2 ngày phong tỏa

Ngay khi nắm được thông tin về trường hợp G.T.C (BN268) dương tính với Covid – 19, ngay trong đêm 15, rạng sáng 16.4, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn đã được phong tỏa để phòng, chống dịch, ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, thôn Pín Tủng, xã Phố Là và Phòng khám Đa khoa khu vực Phố Bảng là 3 đơn vị phải thực hiện phong tỏa.

22 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 268 ở Hà Giang đều âm tính với virus corona

Sáng 17/4, Bộ Y tế cho biết 22 mẫu xét nghiệm của những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 268 tại thôn Đồng Văn, Hà Giang.

22 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 268 ở Hà Giang đều âm tính với SARS-CoV-2

Sáng 17.4, Bộ Y tế cho biết 22 mẫu xét nghiệm của những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 268 ở Đồng Văn (Hà Giang) đều âm tính với SARS-CoV-2.

Cô gái người Mông mắc Covid-19, Hà Giang phong tỏa thôn Pín Tủng

Cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang và thành lập các chốt chặn lối vào 24/24 giờ. Đồng thời dừng các hoạt động khám, chữa bệnh và cách ly toàn bộ nhân viên y tế của Phòng khám Đa khoa khu vực Phố Bảng – nơi bệnh nhân Covid-19 thứ 268 khám bệnh đầu tiên.

Thông báo quá trình di chuyển của ca bệnh 268 ở Đồng Văn

Ngày 16.4.2020, Sở Y tế có Thông báo số 68/TB-SYT thông báo về quá trình di chuyển của ca bệnh 268, là ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang, được Bộ Y tế công bố lúc 06h00' sáng ngày 16.4. Đây là bệnh nhân nữ, 16 tuổi, dân tộc Mông thường trú tại thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn.

Không thêm ca mắc mới, ổ dịch COVID-19 mới nhất được xử lý thế nào?

Tối 16/4, Bộ Y tế thông báo không ghi nhận ca mắc mới nào sau 12 tiếng kể từ 6 giờ cùng ngày. Bệnh nhân duy nhất mắc mới trong ngày là cô gái 16 tuổi ở thôn Pín Tùng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang, khiến địa phương này trở thành ổ dịch mới nhất Việt Nam.

Các địa phương sẵn sàng phòng, chống COVID-19 trong giai đoạn mới

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, các địa phương đã sẵn sàng các giải pháp phòng, chống COVID-19 trong giai đoạn mới.

Hỗ trợ Đồng Văn phòng, chống COVID-19 sau khi có ca mắc đầu tiên

Sở Y tế Hà Giang xác định có 56 người tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân số 268 mắc COVID-19 (BN268), 20 nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trong quá trình điều trị, cách ly...

Bệnh nhân 268: Đội phản ứng nhanh của Hà Giang đã lên đường đến Đồng Văn

Sáng 16-4, tỉnh Hà Giang chính thức ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, bệnh nhân số 268, thường trú thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Trước tình hình này, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Y tế Hà Giang đã họp họp và quyết định một số biện pháp phòng, chống dịch cấp bách trên địa bàn. Báo Sức khỏe và Đời sống đã phỏng vấn BS CKII Lương Viết Thuần Giám đốc Sở Y tế Hà Giang về công tác chống dịch trên địa bàn.

Hà Giang phong tỏa thôn giáp biên có bệnh nhân nhiễm Covid-19

Sau khi ghi nhận bệnh nhân mắc Covid-19, UBND tỉnh Hà Giang quyết định phong tỏa toàn bộ thôn Pín Tủng - nơi ở của bệnh nhân 268.

Hà Giang khẩn trương chống dịch khi có ca nhiễm đầu tiên

Sáng 16-4, tỉnh Hà Giang chính thức ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, bệnh nhân số 268, thường trú thôn Pín Tủng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn.

Chung tay 'giải cơn khát' trên Cao nguyên đá

Mùa khô trên Cao nguyên đá thường kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong đó, huyện Đồng Văn - vùng lõi của Cao nguyên đá được mệnh danh là 'vùng đất khát', nguồn nước thiếu trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 'Giải cơn khát', ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung tay hỗ trợ người dân bằng những việc làm thiết thực.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc Tết tại huyện Đồng Văn và Mèo Vạc

Ngày 17.1, đồng chí Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi thăm, chúc Tết tại huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Cùng đi có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; lãnh đạo huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Góc khuất cao nguyên đá, Kỳ III: Một Dinh thự nữa của nhà Vương

Lại chập chờn nhớ lần lên Đồng Văn với ông Vương Quỳnh Sơn. Đến Phố Bảng đã nhọ mặt người. Ông Vương bảo ngủ lại. Thấy lạ bởi sao giữa xứ điệp trùng núi đá này quanh Phố Bảng có nhiều địa danh tên Phố: Phố Bảng, Phố Là, Phố Cổng, Phố Cáo...

Kỳ 3: 'Tổ quốc ở đây này'

PTĐT - Anh Lý Đức Vương (thôn Giang Nam, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) đặt tay lên cột mốc 262, nói giọng chắc nịch: 'Tổ quốc ở đây này'.

Vui Trung thu với trẻ em vùng biên ải

Tại các xã, bản biên giới xa xôi và những vùng bị ngập lụt trong mưa lũ đầu tháng 10 vừa qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tổ chức cho các em một Tết Trung thu tưng bừng, ấm cúng với các tiết mục văn nghệ, phá cỗ, trò chơi dân gian hấp dẫn và nhiều quà tặng ý nghĩa.

40 năm người dân giữ gìn biên cương phía Bắc

PTĐT - Câu chuyện giữ dân, giữ chủ quyền trên 1.400km biên giới phía Bắc thường chỉ được kể qua những cuộc giao tranh. Nhưng hàng ngàn thôn bản xa xôi hẻo lánh nơi này đã góp phần giữ gìn dải đất biên cương suốt 40 năm qua, không phải bằng tiếng súng.

Gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá

Là huyện vùng cao của tỉnh, với 17 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, phần lớn là đồng bào dân tộc Mông. Trước thực trạng bản sắc văn hóa truyền thống như: Kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán có nguy cơ bị mai một; huyện Đồng Văn đã thực hiện hiệu quả Đề án số 09 của BTV Tỉnh ủy về việc bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Mông giai đoạn 2017 – 2020. Qua đó, góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Mông trên Cao nguyên đá; làm nên một Hà Giang đa sắc màu và ngày càng phát triển toàn diện.

Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục diễn biến phức tạp khi số lợn bị bệnh liên tục tăng; nhiều địa phương đã tái phát dịch bệnh sau khi công bố hết dịch.

Đồng Văn ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng

Những tháng đầu năm nay, huyện Đồng Văn xuất hiện nhiều loại dịch bệnh gây hại trong lĩnh vực nông nghiệp, như: Dịch bệnh tả lợn châu Phi, bệnh sâu keo mùa thu, sâu ăn lá trên cây ngô, lúa; tháng 6 vừa qua lại xảy ra mưa đá kèm theo gió lốc phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng… Nhằm khắc phục khó khăn, huyện đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, qua đó từng bước khống chế, làm hạn chế sự lây lan, thiệt hại của dịch bệnh.

Hội nghị bàn giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Ngày 5.7, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình và bàn các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố và một số hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.

Đồng Văn tích cực khoanh vùng dập dịch

Dịch tả lợn châu Phi hiện đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh ta. Tính đến ngày 11.6, huyện Đồng Văn đã có 2 địa phương là thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi với tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 99 con (5.529kg)/21 hộ dân tại 7 thôn và tổ dân phố. Với quyết tâm khoanh vùng, không để dịch lây lan ra diện rộng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; huyện Đồng Văn đã, đang triển khai các biện pháp quyết liệt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.