Giải pháp khắc phục tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ'

Mỗi năm cả nước có khoảng 600.000 - 700.000 học sinh vào đại học. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' trên thị trường lao động. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia, giải pháp tiên quyết là cần gắn kết chặt chẽ trường nghề với doanh nghiệp, nâng cao tính thực tiễn trong quá trình đào tạo, gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên học nghề sau khi tốt nghiệp… Đó là những nội dung được trao đổi tại buổi Tọa đàm 'Xu thế đào tạo nghề: Góc nhìn đa chiều' do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức mới đây.

Thị trường lao động chưa hết khó khăn

Với đà phục hồi kinh tế như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) trong thời gian tới sẽ tiếp tục được duy trì, đặc biệt những tháng cuối năm. Tuy nhiên, các đơn vị tuyển dụng sẽ chú trọng nhiều hơn tới kỹ năng nghề, còn người lao động (NLĐ) quan tâm nhiều hơn tới điều kiện phúc lợi, chế độ bảo hiểm.

Đào tạo nghề theo đơn đặt hàng

Đào tạo nghề ngày càng đổi mới theo hướng đào tạo theo nhu cầu của thị trường. Mặc dù vậy, để thu hút giới trẻ học nghề, nâng cao năng suất lao động đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ, bao gồm cả nguồn lực và chính sách.

Giải pháp cho tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' khi đào tạo nhân lực

Theo các chuyên gia, việc các trường nghề kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo là giải pháp tiên quyết để khắc phục tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' hiện nay. Điều này cũng tạo ra lợi ích cho cả hai bên, vừa nâng cao chất lượng nhân lực, vừa bảo đảm việc làm cho người học...

Tọa đàm ''Xu hướng đào tạo nghề - Góc nhìn đa chiều''

Chiều 19/8/2024, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm trực tuyến ''Xu hướng đào tạo nghề - Góc nhìn đa chiều''.