Trong những ngày mùa thu lịch sử cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng trong những ngày này cách đây 61 năm, 5/9/1962, Việt Nam - Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Bác Hồ không chỉ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, mà Người là lãnh tụ của nhân dân các bộ tộc Lào, và cũng là người đặt nền móng cho việc xây dựng mối quan hệ giữa hai dân tộc.
'Nếu không có cách mạng tháng 8 thì tôi không biết phải làm gì', đã 78 năm trôi qua, gần hết một đời người, rất nhiều thanh thiếu niên thời đó vẫn thấm thía câu nói ấy. Cuộc cách mạng tháng 8 và tinh thần của ngày 2/9 còn vang vọng mãi, dẫn dắt một thế hệ nhận ra con đường để đi và dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn thử thách để đi đến những thắng lợi của hôm nay.
Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 diễn ra trong thời gian rất ngắn, lực lượng cách mạng ít đổ máu mà đã giành được chính quyền trong phạm vi toàn quốc. Thắng lợi đó có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do chính sách đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 là sự kiện đã đi vào lịch sử của dân tộc và thế giới. Trong đó thắng lợi ở Hà Nội là một sự kiện mang tính quyết định khi đã làm tan vỡ hệ thống chính quyền thân Nhật của toàn vùng. Lịch sử chỉ diễn ra một lần và gắn liền với những kỷ niệm của một lớp người đã làm nên kỳ tích.
Sự sáng tạo trong việc chớp thời cơ và đặc biệt tư tưởng nhân văn, phương thức đấu tranh tránh đổ máu trong Cách mạng Tháng Tám tại Hà Nội vẫn mãi là bài học kinh nghiệm luôn được nhắc nhớ và là những ký ức hào hùng còn in đậm trong ký ức của những người làm nên lịch sử.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa quyết định trong Cách mạng tháng 8, từ đây đã thúc đẩy Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên phạm vi cả nước, đồng thời để lại cho cách mạng nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Cuộc khởi nghĩa ấy được quyết định nhanh chóng do những diễn biến đặc biệt vào ngày 17/8.
Di sản văn hóa được sinh ra từ nhu cầu văn hóa của con người và chỉ thực sự có ý nghĩa khi phục vụ con người. Đó là giá trị tinh thần của con người, của cộng đồng, của dân tộc và của cả nhân loại. Bảo tàng là một thiết chế để bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa ấy và mỗi một người, một tập thể, một cộng đồng không chỉ góp phần tạo ra những di sản mà còn đóng góp vào việc xây dựng các bảo tàng.
Ông Phùng Văn Tửu nguyên là Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội Khóa VII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, IX. Ông đã có những đóng góp quan trọng góp phần đặt nền móng pháp luật cho bước đổi mới đất nước. Hôm nay 22/7, tròn 100 năm ngày sinh của ông, cũng là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp của ông trên cương vị là người đại biểu nhân dân.
Với các lưu học sinh Lào, những năm tháng ở Việt Nam trở thành những miền sáng lung linh trong ký ức, đó là những năm tháng mà Bác Hồ, các thầy cô, các ông bố bà mẹ và nhân dân Việt Nam đã gieo những hạt giống yêu thương vào trong tâm hồn thơ trẻ của mình.
Với người dân Lào, ngôi chùa là chốn linh thiêng, nhà sư là những người được tôn kính. Đó trung tâm đời sống tinh thần, là nơi dạy chữ và dạy làm người , cũng là nơi g ắn kết giữa người với người với nhau. Các nhà sư đi tak bạk, một nghi lễ truyền thống tôn nghiêm. Trong nghi lễ ấy họ thấy mình có sự kết nối với những người thân đã mất.
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với rất nhiều các di sản và đặc biệt nhất trong số đó là di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. Di sản Hồ Chí Minh được xem là một kho báu thể hiện sự giàu có và trí tuệ của dân tộc Việt Nam. Người chính là một trong số rất ít những lãnh tụ, vĩ nhân trên thế giới trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống.
Liên hoan phim tài liệu Châu Âu - Việt Nam lần thứ 12 sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 12/6/2022 do Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán Châu Âu phối hợp với Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương tổ chức.