Cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh và thông tin về việc nhiều gói thầu phòng chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh có có dấu hiệu bị 'đội giá'.
80 tỷ đồng là số tiền chênh lệch mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm và thuốc chống dịch COVID-19 trong năm 2020-2021 tại một số gói thầu được Thanh tra Chính phủ kiểm tra một cách ngẫu nhiên ở TPHCM.
Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, kit xét nghiệm… phòng, chống dịch Covid-19 tại TPHCM trong giai đoạn từ ngày 1-1-2020 đến 31-12-2021. Theo đó, có những đơn vị có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu, có hiện tượng thông thầu làm giá bán tăng cao.
Qua thanh tra đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu tại một số gói thầu, đồng thời một số gói thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, mua bán qua nhiều khấu trung gian để nâng giá bán cao bất thường, cần phải xem xét để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ chuyển tài liệu sang cơ quan điều tra hai vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong mua sắm thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong công tác mua sắm trang thiết bị, kit xét nghiệm COVID-19... trên địa bàn TP.HCM.
Những thầy thuốc đang nhận được sự nể trọng của mọi người, bỗng chốc phải tra tay vào còng số 8. Phải chăng, lời thề Hippocrates đang 'ám' vào những người đã phản bội lại lời thề?
(CLO Những yếu kém, sai phạm chủ yếu xảy ra ở một số công ty thẩm định giá, một số thẩm định viên, không mang tính đại diện cho ngành, nhưng lại là những sai phạm mang tính 'điển hình' khá nhức nhối trong dư luận xã hội.
i diện VKSND Cấp cao tại Hà Nội cho biết, mức án 10 năm tù sơ thẩm cho bị cáo Nguyễn Nhật Cảm - nguyên Giám đốc CDC Hà Nội là có căn cứ, tương xứng với tội danh, mức án này là mức thấp nhất trong khung hình phạt, chính vì vậy không có căn cứ để xem xét giảm nhẹ.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Nhật Cảm, nguyên giám đốc CDC Hà Nội, đã lợi dụng tình hình dịch bệnh, trực tiếp thỏa thuận, thống nhất giá mua sắm thiết bị y tế của gói thầu số 15 với giá 9,4 tỉ đồng trước khi thực hiện quy trình chỉ định thầu thông thường, gây thất thoát cho nhà nước 5,4 tỉ đồng. Ngoài ra, ông Cảm là người ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho ông Nguyễn Trần Duy - cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành - làm giả hồ sơ để hợp thức hóa các thủ tục chỉ định thầu.
Ngày10/9, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Công ty Phương Đông.
CQĐT Bộ Công an vừa đề nghị truy tố cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận việc làm của mình là sai nhưng không thừa nhận việc CDC Hà Nội được trích lại phần trăm giá trị gói thầu.
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội đã chỉ đạo lập báo giá nâng khống hệ thống Realtime PCR từ 4 tỷ lên 7 tỷ đồng, 'vẽ' ra việc mua bán lòng vòng để giảm biên độ chênh lệch giá và hưởng 10% giá trị sản phẩm để trúng thầu.
Để 'thổi giá' thiết bị gấp 2 - 3 lần, các bị can đã thông qua các hợp đồng mua bán ảo 'tay trái bán cho tay phải'.
Các bị can trong vụ 'thổi' giá máy xét nghiệm Covid-19 ở CDC Hà Nội đã thực hiện 'màn ảo thuật' vi diệu để có tiền nhét túi.
Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Nhật Cảm (nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) bị kết luận đã phạm vào tội 'Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng', gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5,4 tỉ đồng. Trong vụ án này, ông Cảm bị xác định đã phạm tội với vai trò chủ mưu.
Tỉnh Quảng Nam đã quyết định thanh tra bổ sung việc thực hiện các gói thầu vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động được mua với giá 7,23 tỷ đồng, trang bị cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam, nhằm phục vụ công tác xét nghiệm để phòng chống dịch COVID – 19 trên địa bàn.
Sau khi cơ quan chức năng khởi tố, bắt 7 cán bộ, nhân viên liên quan đến việc mua máy xét nghiệm COVID-19 đội giá hàng tỷ đồng tại CDC Hà Nội khiến ngành y tế 'dậy sóng'.
Vào chiều thứ tư tuần này, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ tổ chức họp báo để thông tin về tình hình mua sắm thiết bị y tế, trong đó có việc mua hệ thống xét nghiệm Real - time PCR tự động.
Thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, thiết bị Real-time PCR tự động đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng TP được mượn từ Công ty TNHH Phương Đông.
Sở Y tế Hải Phòng cho biết, đơn vị chưa thực hiện mua hệ thống máy Realtime PCR phục vụ công tác xét nghiệm, máy đang sử dụng là máy đi mượn.
Lãnh đạo doanh nghiệp bán máy xét nghiệm cho tỉnh Quảng Nam với giá 7,23 tỉ đồng nói rằng họ mua máy qua một đơn vị khác.
Theo Phụ lục kèm theo quyết định phê duyệt, Hệ thống xét nghiệm Real - time PCR tự động tại Quảng Nam gồm máy tách chiết DNA/RNA tự động (hãng sản xuất Qiagen, xuất xứ Thụy Sĩ); máy chia mẫu tự động (hãng sản xuất Qiagen, xuất xứ Thụy Sĩ); máy Real - time PCR (hãng sản xuất Qiagen, xuất xứ Malaysia); một số thiết bị phụ trợ mua tại Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc… với tổng kinh phí được duyệt là 7,56 tỷ đồng.
Ngày 22/3, Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng chính thức vận hành máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động để phục vụ xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2.
Đây là thiết bị của hãng Qiagen (thương hiệu của Đức), được sản xuất tại Malaysia; mỗi ca máy chạy trong vòng 6 giờ, cho kết quả tối đa 93 mẫu, mỗi ngày chạy tối đa 3 ca cho kết quả gần 280 mẫu.
Từ ngày 22-3, Hải Phòng bắt đầu triển khai vận hành máy sinh học phân tử Realtime PCR tự động phục vụ xét nghiệm xác định virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch bệnh Covid-19.
Đây là thiết bị của hãng Qiagen (thương hiệu của Đức), được sản xuất tại Malaysia; mỗi ca máy chạy trong vòng 6 giờ, cho kết quả tối đa 93 mẫu, mỗi ngày chạy tối đa 3 ca cho kết quả gần 280 mẫu.