Chiều 18/8, UBTVQH đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Đối với vấn đề, có nên đổi tên gọi thành Luật Căn cước hay không tiếp tục có những quan điểm trái chiều.
Cũng trong sáng 18/8, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Chủ tịch Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với một số nội dung của dự thảo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo của Đoàn giám sát 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023'. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng đoàn giám sát điều hành nội dung này.
Một trong những điểm mới tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này, đó là việc Chính phủ đề xuất giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng từ 20 năm xuống 15 năm, việc này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn hoặc quá trình tham gia không liên tục có thời gian đóng BHXH ngắn được hưởng lương hưu thay vì phải nhận BHXH một lần.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sáng 17/8, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo luật đã quán triệt và thể chế hóa quan điểm của Nghị quyết 28 của TƯ về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH); trong đó đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác. Tuy nhiên, để thể hiện quan điểm 'bao trùm, không bỏ lại ai phía sau' đòi hỏi cần quan tâm thấu đáo và làm rõ các cơ sở của việc điều chỉnh, bổ sung.
Tiếp tục chương trình phiên họp 25, chiều 16/8, cho ý kiến vào dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa đổi cần khắc phục những sơ hở, bất cập, chồng chéo có nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong đấu giá tài sản, đặc biệt là đấu giá trong lĩnh vực đất đai để hạn chế việc bỏ tiền đặt trước, thao túng thị trường.
Tiếp tục Phiên họp thứ 25, sáng 16/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch 403 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiếp tục phiên họp thứ 25, sáng 16/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sáng 14/8, Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Nhiều vấn đề được các đại biểu cho ý kiến đề nghị làm rõ, bổ sung các quy định cho phù hợp với thực tiễn. Dự án Luật này sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sắp tới.
Sau một buổi làm việc tích cực, Phiên giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 'Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông' đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, tâm huyết, giá trị, làm cơ sở để hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội .
'Giới hạn của nhà giáo là giới hạn của năng lực đổi mới'. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo viên là nhân tố quyết định thành công của quá trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, thực tế được đoàn giám sát chỉ ra là tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại tất cả các cấp học trên cả nước. Cùng với thiếu cơ sở vật chất, thì thừa thiếu giáo viên là bất cập khiến chương trình đổi mới giáo dục phổ thông chưa đạt như kỳ vọng.
Chiều 14/8, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đoàn giám sát về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát. Vấn đề có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa của nhà nước hay không tiếp tục là một trong những vấn đề làm nóng phiên họp.
Cũng trong sáng 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 657/2019 quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định trong Luật Công an nhân dân năm 2018.
Sáng 14/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ 25. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là phiên họp thường vụ Quốc hội có nội dung lớn nhất từ đầu năm cho tới nay, với 20 nội dung quan trọng, chủ yếu tập trung vào công tác giám sát, lập pháp chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15.
Ngay trong chiều 11/8, tại cuộc làm việc cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 25 tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, báo cáo giám sát phải phân tích rõ ưu điểm, khuyết điểm khi triển khai thực hiện 3 chương trình, đồng thời các kiến nghị, giải pháp trong dự thảo Báo cáo cần sát, đúng, trúng với thực tiễn.
Sáng 11/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Indonesia và Iran theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội các nước này. Trước đó, chiều qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã thăm và làm việc tại tỉnh Isfahan của Iran, tiếp Tỉnh trưởng Isfahan Reza Mortazavi.
Sáng 09/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Selahvarzi, Chủ tịch Phòng Thương mại, công nghiệp, mỏ và nông nghiệp Iran cùng một số doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và dược phẩm của nước này.
Sáng 09/8, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự và phát biểu tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Iran. Cùng dự có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam; Lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Bộ Ngoại giao Iran cùng hàng trăm đại biểu đến từ các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và Iran.
Tối ngày 8/8 (theo giờ Tehran), nhân dịp thăm chính thức Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Iran.
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, chiều 8/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Iran – Việt Nam Seyed Kamal Sajjadi.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, chiều 8/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Cùng dự cuộc tiếp có Phó Chủ tịch Quốc hội Mojtaba Zalnouri.
Chiều 8/8, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Iran, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, mỏ và thương mại Iran Abbas Aliabadi đến chào.
Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Hồi giáo Iran Mohammad Bagher Ghalibaf đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Quốc hội.
Sau khi rời Indonesia, sáng nay 8/8 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới Thủ đô Tehran, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Hồi giáo Iran theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Mohammad Baqer Qalibaf.
Trong khuôn khổ Đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Indonesia và dự Hội nghị Đại Hội đồng AIPA, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã có cuộc làm việc với Ngài Prasetyo Edi Marsudi, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thủ đô Jakarta, Indonesia.
Cũng nhân dịp Đại hội đồng AIPA-44 tại Jakarta, chiều 7/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Phó Chủ tịch Thượng viện Campuchia Kittisangkahabindit Tep Ngorn.
Gặp Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato' Johari Bin Abdul, trong khuôn khổ AIPA-44 tổ chức tại Indonesia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự đóng góp của Malaysia tại Đại hội đồng AIPA-44.
Trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng AIPA-44 tại Indonesia, chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane.
Trước đó, sáng 7/8, tại Thủ đô Jakarta, Indonesia, Chủ tịch Hạ viện Indonesia, Chủ tịch AIPA-44 Puan Maharani đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Trưởng đoàn tham dự Đại hội đồng AIPA – 44.
Chiều nay (7/8), Đại hội đồng AIPA-44 tiếp tục chương trình nghị sự với phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Tại đây, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng được các Nhà Lãnh đạo Nghị viện thành viên AIPA và các quan sát viên của AIPA đánh giá cao.
Sáng 7/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam dự Phiên Khai mạc Đại hội đồng AIPA-44 với chủ đề 'Nghị viện chủ động thích ứng vì một ASEAN ổn định và thịnh vượng'.
Nhân dịp tham dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 tại Jakarta, Indonesia, sáng 7/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wanmuhamadnoor Matha.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng tới thăm văn phòng FPT tại Indonesia; đánh giá cao nỗ lực của FPT là một trong những doanh nghiệp tiên phong, đi đầu trong đầu tư sang Indonesia. Tuy mới đầu tư sang Indonesia được 5 năm, nhưng FPT Indonesia đã đạt được doanh thu khá, có mạng lưới kinh doanh, cho thấy năng lực, uy tín của FPT.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thống đốc Đặc khu Thủ đô Jakarta Heru Budi Hartono.
Nhân dịp tham dự Đại hội đồng AIPA lần thứ 44 tại Jakarta, Indonesia, chiều 6/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Philippines .
Chiều qua 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tại Diễn đàn chính sách đối ngoại với chủ đề 'Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia gắn kết bền chặt, cùng nhau phấn đấu vì một châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương năng động, bao trùm, hòa bình, hợp tác và phát triển'. Không chỉ biểu thị tán thành cao với bài diễn thuyết của Chủ tịch Quốc hội, nhiều học giả trực tiếp đặt thêm các câu hỏi trao đổi thẳng thắn với Chủ tịch Quốc hội về các vấn đề chung của khu vực.
Tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Indonesia và dự Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á- AIPA 44, sáng nay Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Trụ sở văn phòng FPT tại thủ đô Jakarta.
Sáng 5/8, tiếp Chủ tịch Ủy ban kiểm toán Indonesia Isma Yantun, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huê đánh giá cao 'kết quả hợp tác thực chất' giữa hai cơ quan Kiểm toán Nhà nước, giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ và Quốc hội của 2 quốc gia.
Chiều nay (6/8), tại thủ đô Jarkarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư do Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia tổ chức.
Trong chuyến thăm chính thức Indonesia, chiều 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tại Diễn đàn chính sách đối ngoại được tổ chức tại 'Viện Cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia' – Trung tâm nghiên cứu chính sách hàng đầu của Indonesia và khu vực. Cùng dự, về phía Indonesia có Chủ nhiệm Ủy ban Hợp tác Liên nghị viện của Hạ viện Indonesia; Lãnh đạo Viện cộng đồng chính sách đối ngoại Indonesia và đông đảo các Học giả và sinh viên.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, sáng 5/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Lãnh đạo các Tập đoàn Ciputra, Traveloka và Tập đoàn Modena.. Đây đều là các tập đoàn đang đầu tư hợp tác tại Việt Nam và mong muốn mở rộng hợp tác đầu tư trong thời gian tới.
Sáng nay (5/8), tại thủ đô Jakarta, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt hoa tại 'Nghĩa trang các Anh hùng dân tộc quốc gia Indonesia', tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Indonesia – Việt Nam đến chào.
Nhân dịp sang thăm chính thức Indonesia, cuối giờ chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thăm cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Indonesia.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia, chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với bà Megawati Soekarnoputri, Cựu Tổng thống Indonesia,Chủ tịch đảng Dân chủ Indonesia Đấu tranh, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Cơ quan lý luận tư tưởng Pancasila, Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo Cơ quan nghiên cứu và sáng tạo quốc gia.
Sáng 4/8, tại trụ sở Hạ viện Indonesia, Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân (Hạ viện) Puan Maharani đã chù trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Inonessia.
Sáng 27/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản, kiêm cố vấn đặc biệt của nội các Chính phủ Nhật Bản.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội rất lớn tạo lợi thế để Hà Nội phát triển vươn lên tầm mới, vị thế mới của cả nước, khu vực và thế giới. Do đó, dự án luật cần bám sát các chủ trương, chính sách và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị.
Chiều 25/7, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Quốc hội đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội và việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lãnh đạo một số Bộ ngành Trung ương.
Sáng 25/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi và Đại sứ Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đến chào.
Sáng 25/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi và Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đến chào.
Chiều 24/7, tại nhà Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp Nicolas Warnery đến chào kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Chiều tối 24/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc tiếp nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug đang có chuyến công tác tại Việt Nam.
Chiều 21/7, chủ trì Hội nghị tham vấn về công tác tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cần đặc biệt coi trọng 'động lực tăng trưởng kinh tế' của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp, bảo đảm bao quát các vấn đề ngắn hạn và dài hạn của cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2025.
Sáng 21/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.