Không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn là xu thế tất yếu, thông qua đó người tiêu dùng được bảo vệ khi bỏ tiền sử dụng sản phẩm
Đó là chia sẻ TS Trần Minh Ngọc – Phó Cục Trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đối với việc thực thi Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Toàn tỉnh Đồng Nai hiện đã có hơn 34.000 con heo được đeo vòng và dán tem truy xuất nguồn gốc; trên 1.100 trang trại đã khai báo chăn nuôi trên phần mềm quản lý chăn nuôi.
Dự kiến cuối quý IV năm nay, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa quốc gia sẽ đi vào hoạt động với mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo kết nối 100% hệ thống truy xuất nguồn gốc của các bộ, ngành.
Ứng dụng công nghệ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Những ngày qua, người dân vùng cao đang gặp rất nhiêu khó khăn trong việc tiêu thụ cây đào rừng. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính truy xuất nguồn gốc cây đào để được lưu thông và bán ra thị trường. Nhiều người dân hoang mang không biết sẽ phải làm từ đâu, làm như thế nào trong khi Tết Nguyên đán đang cận kề.
Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La cho biết, ngày hôm nay (22/1) sẽ dán khoảng 1 vạn tem cho cây đào trồng để truy xuất nguồn gốc. Tỉnh này đã nhận 100.000 tem mã vạch từ Trung tâm Mã vạch Quốc gia.
1.000 tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên đã được Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia kích hoạt cho đào Sơn La. Với diện tích trồng trên đất nông nghiệp, vườn nhà... khoảng trên 5.000 ha, cây đào là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân Sơn La trong dịp Tết Nguyên đán.
UBND tỉnh Sơn La vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ đạo thực hiện việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.