Là thành phố sôi động bậc nhất cả nước, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, TPHCM có nhiều tiềm năng để khai thác kinh tế, trong đó có kinh tế ban đêm. Thời gian gần đây, nhiều nơi trên địa bàn TPHCM đã nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm đánh thức tiềm năng, khơi dậy kinh tế ban đêm phát triển.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 (Quyết định số 1129) phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển du lịch, thông qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau. Quyết định số 1129 đưa ra danh mục các địa phương, đô thị lớn được thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm.
Với thị trường nội địa 100 triệu dân, cần xem du lịch nội địa là bệ đỡ. Hiện tỉ trọng du lịch quốc tế là 55%, trong nước khoảng 45%. Về lâu dài, tỉ lệ này cần cân đối 50 - 50 để Việt Nam có nền du lịch bền vững
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng về các nhóm vấn đề thuộc phụ trách ngành. Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu quan tâm đến việc phát triển 'kinh tế đêm' gắn với việc phát triển du lịch, văn hóa; thực trạng một số công trình, sản phẩm du lịch…
Mặc dù có tiềm năng và là xu hướng phổ biến trên thế giới, song lãnh đạo Bộ VHTTDL cho rằng vấn đề này mới và khó, bởi sản phẩm du lịch đêm là sản phẩm kinh tế tổng hợp, liên quan nhiều cấp, ngành.
Bộ trưởng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đánh giá, phát triển kinh tế đêm là lĩnh vực mới và khó, đòi hỏi các địa phương phải chủ động tìm kiếm các giải pháp, sản phẩm để phát huy thế mạnh.
Theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để giải bài toán phát triển kinh tế, du lịch đêm trước hết các địa phương cần giải bài toán về quy hoạch, xác định địa điểm phát triển và nghiên cứu kỹ thị trường cũng như chính sách, chế độ cho những người tham gia.