Một số giải pháp thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ theo vùng, theo từng lĩnh vực. Ngày 15/2/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nơi điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của đồng bào còn nhiều mặt thiếu thốn và khó khăn.

Cần chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình quyết liệt hơn

Tiếp tục phiên họp chiều nay, 13.9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, tiến độ chương trình chưa đạt yêu cầu đề ra và đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo, điều hành, thực hiện Chương trình quyết liệt hơn.