Thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, đến cuối tháng 10/2021 có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất gần 3.299 MW được EVN công nhận vận hành thương mại (COD), trong tổng số 106 nhà máy điện gió, tổng công suất 5.655,5 MW đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm. Nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió được công nhận COD vận hành trước đây, thì trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất hơn 3.980 MW được công nhận COD… Trong đó, Bình Thuận có các dự án đăng ký đã được công nhận COD đến cuối tháng 10 vừa qua như: Nhà máy điện gió Thái Hòa công suất 90 MW tại xã Hòa Thắng, Bắc Bình do Tập đoàn Thái Bình Dương đầu tư; Tân Phú Đông 50 MW, Hồng Phong 1 công suất 40 MW; Phong điện 1 - Bình Thuận (giai đoạn 2) gần 30 MW; Phú Lạc - giai đoạn 2 với 25 MW, Hàm Cường 2 với 20 MW, Thuận Nhiên Phong 19 MW.
Bộ Công Thương vừa trình Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) lên Chính phủ. Theo các chuyên gia, Quy hoạch điện VIII đã có những điểm mới đó là không ưu tiên phát triển điện than, tập trung phát triển các dự án điện thân thiện với môi trường.
Theo thông tin từ Sở Công thương, đến sáng 1/11/2021, tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió với tổng công suất 609,5 MW đáp ứng quy trình và được công nhận vận hành thương mại (COD) để hưởng giá ưu đãi cố định (giá FIT) theo quy định của Chính phủ.
Hiện toàn tỉnh Bến Tre có 7 dự án (DA) điện gió được triển khai thi công và đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục pháp lý, giải phóng và san lấp mặt bằng, các hợp đồng mua bán điện với EVN. Các DA này đang 'chạy nước rút' để hòa lưới điện, vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021. Tuy nhiên, nhiều DA đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thời gian quá gấp rút, cận kề.
Trong tổng số 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.655,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD) thì đến 29/10/2021, đã có 42 nhà máy điện gió với tổng công suất 2.131,3 MW được công nhận COD...
Bộ Công Thương đã hoàn thiện và chính thức trình Đề án Quy hoạch điện VIII (Đề án) lên Chính phủ. Đề án tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới với quy mô phù hợp.
Theo Quy hoạch điện 8, năm 2025, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 102.590 - 105.265 MW, và tăng lên khoảng 130.371 - 143.839 MW vào năm 2030. Tổng nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 99,32 - 115,96 tỷ USD...
Sau khi được Hội đồng thẩm định họp xem xét và bỏ phiếu thông qua, Bộ Công Thương đã hoàn thiện và chính thức trình Đề án Quy hoạch điện VIII lên Chính phủ.
Bộ Công Thương khẳng định không xem xét hoặc kiến nghị gia hạn cho các dự án điện gió hưởng giá FIT (giá mua điện ưu đãi, cố định trong 20 năm) sau ngày 31/10 mà sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền cơ chế để chủ đầu tư thương thảo với bên mua điện.
Viện Năng lượng đã đề cập tới việc rà soát, đánh giá về hiện trạng năng lực hệ thống điện quốc gia. Nhiều khả năng sẽ phải tiếp tục cắt giảm các nguồn năng lượng tái tạo trong 5 năm tới.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, điều độ quốc gia đã tiết giảm công suất điện mặt trời nối lưới/điện mặt trời mái nhà lớn nhất, lên đến hàng nghìn MW.
Theo phản ánh của người dân, việc triển khai các dự án điện gió khi chưa đánh giá đầy đủ mức độ tác động đến sức khỏe con người, cây trồng vật nuôi trong phạm vi 300m là không đúng pháp luật.
Liên quan tới việc thực hiện 3 dự án điện gió Đắk N'Drung 1, Đắk N'Drung 2 và Đắk N'Drung 3 trên địa bàn huyện Đắk Song mà phóng viên TTXVN đã thông tin vào ngày 26/4, ngành chức năng tỉnh Đắk Nông xác định đơn vị chủ đầu tư chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý và chưa đảm bảo các điều kiện để khởi công xây dựng công trình theo quy định.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, giá FIT điện gió sau ngày 1/11/2021 có thể giảm từ 12-17% so với giá ban đầu. Thông tin này đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo lo lắng.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì chính các chính sách điều chỉnh hoạt động đầu tư năng lượng tái tạo khiến loại hình này chưa phát triển xứng tầm.
Phát triển năng lượng sạch và tái tạo ngày nay đang là xu thế mới, làm thay đổi cơ cấu ngành năng lượng, góp phần phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.