Ở Hà Nội, loại vải thiều Thanh Hà được quảng cáo là hàng xuất khẩu sang Nhật Bản có giá bán gần 200.000 đồng/kg - mức giá tương đối đắt đỏ so với vải thiều tại thị trường nội địa hiện nay.
Năm nay vải thiều được mùa trúng giá, một buổi sáng hái vải u hồng người trồng thu ngay 25 triệu đồng. Còn khoảng 40 tấn vải thiều muộn cách đây vài ngày đã có doanh nghiệp vào tận vườn bao mua.
Không phải vải thiều xuất Nhật, vải thiều u trứng đang là loại vải đắt nhất chợ Hà Nội, lên đến 160.000 đồng/kg vẫn 'cháy hàng'.
Có lối đi riêng khi làm thủ tục thông quan nên vải thiều thuận lợi xuất khẩu sang Trung Quốc. Thương nhân nước này cũng đã chuyển tiền chốt mua nhanh 3 vạn tấn vải thiều Lục Ngạn.
Lazada Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương, Sở Công thương và Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương thục hiện Chương trình đưa Vải thiều và nông sản Hải Dương lên sàn thương mại điện tử.
Giám đốc Sở VH - TT & DL và Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh này, thay thế cho hai phó chủ tịch nghỉ chờ hưu.
Trái cây giá rẻ chỉ vài nghìn đồng 1 kg không phải là chuyện hiếm, song dịp này, các loại hoa quả giá rẻ hơn rau đồng loạt dội chợ. Dân buôn bán được cả tấn, thậm chí cả chục tấn mỗi ngày.
Nhằm tiếp tục phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trong trạng thái mới, tỉnh Hải Dương sẽ thành lập Đội xử lý tình trạng khẩn cấp về y tế cấp huyện.
Dù được hỗ trợ kết nối tiêu thụ 1.000 tấn nông sản/ngày, song Sở NN-PTNT Hải Dương yêu cầu nông dân tỉnh này phải chọn sản phẩm nông sản đạt chuẩn đưa đi tiêu thụ, không vì 2 chữ 'giải cứu' mà coi nhẹ tiêu chuẩn, chất lượng.
Ô tô chở nông sản giải cứu vẫn nối đuôi nhau rời Hải Dương lên Hà Nội và vùng miền khác. Chỉ trong 1 ngày gần 600 tấn rau quả, 100 nghìn quả trứng, lượng lớn gà thịt... của bà con được tiêu thụ.
Mới đây, Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương đã công bố bảng giá các loại nông sản giải cứu để tránh tình trạng một số đối tượng chèn ép nông dân rồi mua nông sản với giá rẻ.
Trong bài viết, tác giả đề cập tới 'những con số biết nói chuyện' và 'việc đúng nên làm' từ hiện tượng Covid-19 ở Hải Dương.
Người dân Hà Nội đang chung tay 'giải cứu' các loại rau xanh: bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ… cho nông dân Hải Dương, giúp bà con vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 552ha cà rốt với sản lượng 30.700 tấn đã đến kỳ thu hoạch; khoảng 10.000 tấn cà rốt đã thu hoạch trước tết đang bảo quản trong kho mát; 100ha bắp cải, súp lơ với sản lượng khoảng 5.500 tấn cũng đã đến kỳ thu hoạch, 3.000 tấn rau xanh đã thu hoạch và rau chế biến đang bảo quản trong kho lạnh; ngoài ra còn có hơn 1.000 tấn heo sữa đang bảo quản trong kho cấp đông...
Hành và cà rốt về cơ bản đã ổn, rau xanh sản lượng 6.500-7.000 tấn thương lái thu mua được khoảng 40%. Xe chở nông sản đi các tỉnh khác đã thông thương, không ùn tắc. Gà hiện giờ còn 700 ngàn con đến lứa xuất chuồng chờ người mua.
Tìm kiếm thị trường mới, đưa các loại trái cây xuất ngoại là một trong những hướng đi quan trọng đang được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng một số địa phương đẩy mạnh
Chỉ trồng rau, cây ăn trái, chăn nuôi gia trại,... theo chuỗi liên kết mà người nông dân ở một số vùng quê nước ta có thể thu tới vài ngàn tỷ đồng một năm. Nhiều hộ gia đình nhờ đó có cơ hội đổi đời, trở thành tỷ phú.