Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang yêu cầu Chi cục Thủy sản và chính quyền các địa phương khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định, nếu cần thiết thì tiến hành thủ tục xóa đăng ký.
'Cần thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Khi xây dựng một chiến lược, kế hoạch, các địa phương ở ĐBSCL cần suy nghĩ làm sao để hiện thực hóa. Tư duy và hành động của các địa phương cũng phải thay đổi, nắm vai trò dẫn dắt, thu hút cơ chế chính sách để kích hoạt chuỗi giá trị', Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh khi làm việc với lãnh đạo ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL mới đây.
Thông tin từ UBND huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) cho biết, toàn huyện mới chỉ có 2 hồ dự trữ nước ngọt, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của hơn 30.000 dân trên huyện đảo.
Hiện số tàu cá phải ngừng hoạt động đã lên đến 40%-55% do xăng dầu tăng giá, số tàu không thường xuyên hiện diện trên các vùng biển đã ảnh hưởng đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo
Giá xăng dầu liên tục tăng cao làm cho hoạt động khai thác thủy sản của hàng loạt ngư dân ở ĐBSCL ngày càng kém hiệu quả. Số lượng tàu cá 'nằm bờ' tạm ngưng hoạt động ngày càng nhiều, khiến sản lượng khai thác thủy sản giảm. Vì vậy, nhiều nhà máy chế biến thủy sản đối diện nguy cơ thiếu nguyên liệu.
Giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh, nhất là phân bón, khiến sản xuất lúa của nông dân thêm khó khăn, lợi nhuận giảm. Do đó, chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường, không chỉ là câu chuyện để giảm giá thành sản xuất, mà còn là con đường bền vững của vựa lúa ĐBSCL.
Đây được xem là nỗ lực của tỉnh Kiên Giang trong việc gỡ thẻ vàng của EC về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý lãnh đạo ngành nông nghiệp của 13 tỉnh, thành ĐBSCL phải nhìn về phía trước để đi nhanh và phải thoát khỏi nền nông nghiệp dễ dãi
Chiều 9-2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có buổi họp mặt đầu năm 2022 với Giám đốc Sở NN-PTNT của 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL.
Do việc khai thác thủy hải sản quá mức diễn ra trong thời gian dài, cùng với nhiều loại hình đánh bắt mang tính hủy diệt, đã khiến nguồn lợi thủy hải sản trên biển ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, các tỉnh ĐBSCL đang nỗ lực khôi phục lại nghề cá, phát triển cân bằng giữa khai thác và bảo vệ, nhằm hướng đến sự bền vững.
Các tỉnh ở ĐBSCL đang khẩn trương hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa trong lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp
Tỉnh Kiên Giang đang nỗ lực có 100% xã (116/116 xã) đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2025... Dự kiến kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn này khoảng 17.400 tỷ đồng.
Ngày 22-2, Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, qua khảo sát cho thấy tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh rất nghiêm trọng, tập trung nhiều ở các huyện An Biên và An Minh. Tổng chiều dài bờ biển 2 huyện này khoảng 70km thì có trên 50km bị sạt lở.
Tình hình sạt lở bờ biển ở ĐBSCL diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trong mùa mưa bão hiện nay. Trước tình hình trên, ngày 21-10, UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định ban bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đê biển Tây và nhanh chóng thiết lập hành lang an toàn bảo vệ tài sản, tính mạng người dân.
Nhiều ngày qua, tại ĐBSCL có mưa liên tục, kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều cánh đồng lúa đang trong thời kỳ thu hoạch bị ngập úng. Lúa bị ngập sâu, ảnh hưởng năng suất và chất lượng.
Dù đợt hạn mặn diễn ra phức tạp, nhưng nhiều nông dân ĐBSCL vẫn có nước ngọt để phục vụ sản xuất, thu hoạch và đầu ra đều ổn định. Có được điều này là nhờ triển khai giải pháp liên kết nhà nông, các chuyên gia và doanh nghiệp.
Ngày 19-2, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã đến Kiên Giang kiểm tra tình hình hạn, mặn và các giải pháp phòng chống của địa phương. Đồng thời kiểm tra thực tế công tác thi công một số công trình phòng, chống hạn mặn và nồng độ mặn trên hai sông lớn thuộc tỉnh Kiên Giang là sông Cái Lớn và Cái Bé.
Giữa tháng 2-2020, tình hình nước mặn xâm nhập vào nội đồng ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng, nhiều địa phương phải đắp đập ngăn sông để kịp thời ngăn nước mặn xâm nhập sâu.
Lũ nhỏ, mùa mưa có khả năng kết thúc sớm khiến cho hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo sẽ sớm xảy ra ở ĐBSCL
Những ngày này, đi dọc trên sông Cái Bé vào vàm Bà Lịch đoạn qua các xã Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú, Bình An (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang), khách qua đường chứng kiến nhiều tàu cá đánh bắt xa bờ neo đậu. Những chủ phương tiện cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, có hàng loạt tàu cá không thể ra khơi do thua lỗ.
Hiện tượng bồi lở bờ biển diễn ra theo mùa, theo thời tiết cũng như dòng chảy các kênh thoát lũ ra biển Tây, sạt lở nhiều hơn là bồi tụ
Sản xuất và xuất khẩu nông sản là thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên thực trạng rớt giá, khó tiêu thụ vẫn thường xuyên xảy ra, trong đó nông dân là người thiệt hại nhiều nhất. Theo các nhà chuyên môn, đã đến lúc phải thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến các mô hình nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất thích ứng với kinh tế thị trường nhằm gia tăng giá trị…
Lúc 15 giờ 10 phút ngày 29-7, tại tỉnh Kiên Giang đã diễn ra lễ trao tặng 10.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Kiên Giang trong chương trình Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển do Báo Người Lao Động tổ chức.