Ngày 7-9, Reuters dẫn thông tin từ hãng dược Moderna và đối thủ Pfizer cho biết, các loại vắc xin Covid-19 mới điều chỉnh đã tạo ra kết quả tích cực trong các thử nghiệm chống lại biến thể phụ BA.2.86, là dạng đột biến cao của biến thể SARS-CoV-2 Omicron, vốn gần đây gây lo ngại về khả năng gia tăng lây nhiễm trở lại.
Một nhóm các nhà khoa học có trụ sở tại Hoa Kỳ đã khám phá độ nhạy cảm của biến thể phụ Omicron XBB/XBB.1.5 của hội chứng hô hấp cấp tính nặng do virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đối với các phản ứng miễn dịch do vaccine và nhiễm trùng gây ra.
Nhằm đánh giá thực trạng, xác định biến thể SARS-CoV-2 đang lưu hành phổ biến tại Ninh Bình để có cơ sở đưa ra nhận định nguy cơ, chuẩn bị các giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch trong giai đoạn tiếp theo; Sở Y tế Ninh Bình đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố lựa chọn ngẫu nhiên 5 trường hợp mới mắc COVID-19 tại các địa phương để lấy mẫu, bảo quản và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương triển khai xét nghiệm giải trình tự gen SARS-CoV-2.
Mối đe dọa của Omicron, biến thể của SARS-CoV-2 phụ thuộc vào khả năng lây truyền; hiệu quả bảo vệ của vắc xin, mức độ lâm sàng và tử vong; mức độ nguy hiểm so với các biến thể khác; cách người dân hiểu được những tác động của biến thể này, nhận thức rủi ro và tuân thủ các biện pháp kiểm soát, bao gồm cả các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng...; trên cơ sở đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra chiến lược nhằm kiểm soát dịch hiệu quả.
Hơn 2 năm qua, vẫn chưa rõ khi nào và bằng cách nào đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc. Hiện nhiều chính phủ đang rút lại các hạn chế, đưa xã hội dần 'sống chung' cùng COVID-19.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ngày 29/01/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trả lời kết quả xét nghiệm bệnh nhân B.V.H (sinh năm 1982) nhập cảnh từ Tanzania, có địa chỉ thường trú tại phường Ninh Sơn (thành phố Ninh Bình) dương tính với Sars-CoV-2 chủng Omicron phân nhóm BA.1.
14/15 mẫu dương tính với biến chủng Omicron tại Quảng Nam được Viện Pasteur Nha Trang thực hiện và đã báo cáo lên Bộ Y tế.
Theo chuyên gia, việc F0 khỏi bệnh được tiêm vaccine ngay trong khi người chưa mắc Covid-19 lại phải chờ 3 tháng là khá khó hiểu.
Với sự xuất hiện của biến thể Omicron đang lan rộng ở nhiều quốc gia, nhu cầu về một mũi vắc xin Covid-19 tăng cường có thể trở nên cấp bách. Vậy liều vắc xin tăng cường là gì và điều gì xảy ra với hệ thống miễn dịch khi được tiêm vắc xin tăng cường?
Hà Nội tiếp tục là nơi ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước. Các địa phương đứng sau gồm Tây Ninh (923), Vĩnh Long (911), Khánh Hòa (790), Cần Thơ (763), TP.HCM (671).
Một tuần qua số ca mắc mới tại thành phố giảm dưới 1.000 ca mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày, địa bàn ghi nhận dưới 50 ca tử vong, trong đó có nhiều ca từ các tỉnh, thành phố khác.
Theo thông tin từ Bệnh viện FV, cơ sở y tế này chưa có sinh phẩm xét nghiệm phát hiện người nhiễm biến chủng Omicron.
Đây là kết quả nghiên cứu từ Đại học Oxford về việc ủng hộ sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca làm mũi tiêm thứ 3 tăng cường để chống lại biến thể Omicron…
Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 1,18 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh, trong số các ca đang điều trị có hơn 1.000 trường hợp nặng phải thở máy và ECMO; TP HCM còn 24.420 người thuộc nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine COVID-19; Liều thứ 3 vaccine AstraZeneca tăng cường chống lại biến thể Omicron...
UBND TP Hà Nội ban hành hỏa tốc Chỉ thị số 25 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Y tế xây dựng phương án ứng phó biến thể mới Omicron, báo cáo UBND Thành phố, xin chủ trương Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy để kịp thời ban hành trong tháng 12/2021.
Chủ tịch Hà Nội khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.
Chiều 18/12, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBDN TP Hà Nội đã ban hành hỏa tốc Chỉ thị số 25 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.
Người có khả năng miễn dịch cực mạnh vẫn có thể nhiễm biến thể virus SARS-CoV-2 Omicron, bao gồm cả những người đã tiêm vaccine.
Ngày 1/12, một chuyên gia cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đẩy mạnh tiêm vaccine ngừa COVID-19, ngay cả khi thông tin về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Omicron hiện chưa rõ ràng.
Tính đến sáng 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 với biến thể Omicron; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch COVID-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo hôm thứ Hai (29/11) rằng biến thể Omicron có nguy cơ gia tăng rất cao trên toàn cầu, khi có nhiều quốc gia báo cáo nhiều ca nhiễm hơn, khiến biên giới đóng cửa và làm dấy lên lo lắng về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch kéo dài hai năm.
Chiều tối ngày 28/11, Bộ Y tế cho biết đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 Omicron.