Sẽ về đích đúng hạn

Nguồn tôm nguyên liệu đang cạn dần, dịch Covid-19 bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn trước trên toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, buộc các doanh nghiệp phải vừa sản xuất, vừa lo phòng, chống dịch. Tuy nhiên, nhờ có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, các doanh nghiệp ngành tôm vẫn đang đứng vững và cố gắng tăng tốc để kịp về đích kế hoạch năm 2021.

Khảo sát mô hình phát triển nông nghiệp tại huyện Trần Đề

Chiều ngày 23-11, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có chuyến khảo sát mô hình phát triển nông nghiệp tại huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Cùng đi có các đồng chí: Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng; Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Nghĩ khác, làm khác

Trong sản xuất, kinh doanh, để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững, ngoài những yếu tố cạnh tranh chính như: chất lượng, giá cả, mẫu mã… thì một trong những yếu tố quan trọng không kém là làm sao tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa với sản phẩm cùng loại nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Câu chuyện của con tôm và hạt gạo Sóc Trăng sẽ lý giải phần nào về tầm quan trọng của sự khác biệt này.

Khơi thông điểm nghẽn, sản xuất phục hồi

Tình hình dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, Sóc Trăng đã chuyển sang trạng thái bình thường mới và nhiều tỉnh, thành trong khu vực bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, nên hoạt động vận chuyển, đi lại ngày càng thông thoáng hơn, lực lượng lao động trở lại làm việc ngày càng nhiều hơn, giúp cho sản xuất, kinh doanh có cơ hội phục hồi sớm hơn.

Vắc xin cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã buộc phải thu hẹp sản xuất theo phương án '3 tại chỗ'. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, còn nếu muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất theo các doanh nghiệp vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin cho người lao động.

Doanh nghiệp phía Nam lo mất đơn hàng khi dừng hoạt động kéo dài

Nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các ngành xuất khẩu chủ lực đang phải cố gắng duy trì sản xuất với '3 tại chỗ'. Số khác tạm dừng sản xuất, nguy cơ mất các đơn hàng.

Sẻ chia mùa dịch Covid-19

Dù biết là sẽ rất khó khăn, sản xuất sẽ không có lợi nhuận khi thực hiện '3 tại chỗ' do chi phí sản xuất tăng, công suất giảm, nhưng doanh nghiệp tôm ở Sóc Trăng vẫn nỗ lực duy trì sản xuất không chỉ để thể hiện tinh thần chia sẻ, chung vai trong chuỗi giá trị con tôm mà còn là biện pháp đảm bảo sự tồn tại, bền vững của doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Lãnh đạo tỉnh chúc tết các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Sáng ngày 5-2, đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đơn vị liên quan đến thăm và chúc Tết Nguyên đán năm 2021 một số doanh nghiệp trên địa bàn TP. Sóc Trăng.

Hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ

Đó là 3 vấn đề lớn được các nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội và người nuôi tôm đặt ra, nhằm hướng đến mục tiêu đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh trọng điểm chế biến, xuất khẩu của ngành tôm cả nước trong những năm tới.

Hiệu quả và bền vững mới là quan trọng

Tại Hội nghị tổng kết kết quả sản xuất vụ tôm nước lợ năm 2020 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021 vào ngày 24-12, các đại biểu tham dự hội nghị đều có chung mối quan tâm là làm sao kéo dài chuỗi thành công cho ngành tôm của tỉnh như mấy năm gần đây, hay nói một cách cụ thể như Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Lâu là làm sao để phát triển ngành tôm một cách hiệu quả và bền vững nhất mới là mục tiêu quan trọng mà chúng ta muốn hướng tới.

Chế biến sâu – Lợi thế cạnh tranh của ngành tôm

Chỉ tính riêng về mặt giá thành thôi thì con tôm Việt Nam đã thất thế trước nhiều cường quốc tôm trên thế giới, nhưng con tôm Việt Nam không chỉ cạnh tranh một cách sòng phẳng, mà thậm chí còn ở 'chiếu trên' trong một số phân khúc thị trường so với nhiều nước. Vậy, đâu là lợi thế làm nên sức cạnh tranh cho con tôm Việt Nam trên đấu trường thế giới?

'Tự vệ' trước Covid-19

Không chỉ có nắng nóng và độ mặn tăng cao, sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã đẩy giá tôm nước lợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long biến động thất thường, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh của toàn ngành khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ có sự 'tự vệ' kịp thời của doanh nghiệp và người nuôi tôm nên đến thời điểm này gần như các hoạt động của ngành tôm vẫn được duy trì khá ổn định.

Tiếp tục vận động nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19

Bà H'Kim Hoa Byă, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk cho biết, tính đến ngày 3/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tiếp nhận hơn 800 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đóng góp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Khó khăn của ngành tôm chỉ là nhất thời

Đó là nhận định chung của các doanh nghiệp và ngành chức năng trước diễn biến hạn, mặn gay gắt cũng như xuất khẩu bị đình trệ, gây khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp, bởi đây chỉ là mùa thấp điểm của thị trường tôm thế giới.

Công nhân, lao động vẫn có việc làm, thu nhập ổn định trong mùa dịch Covid-19

Khu Công nghiệp An Nghiệp hiện có 22 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn với hơn 14.800 công nhân lao động (CNLĐ). Hiện tại, số lượng CNLĐ tại đây không dao động nhiều từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Bởi Công đoàn Các khu công nghiệp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu nước ta mới có những ca dương tính đầu tiên. Vì vậy, CNLĐ không những được đảm bảo việc làm, thu nhập mà còn rất yên tâm khi đến làm việc tại công ty, doanh nghiệp.

Thêm cơ hội cho mô hình tôm – lúa

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững tại Việt Nam (IDH) cùng các đối tác chính như: Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex), Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, DNTN Hồ Quang Trí, UBND huyện Mỹ Xuyên... chính thức ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện 'Chương trình xây dựng vùng sản xuất tôm – lúa bền vững dựa trên mục tiêu tăng trưởng'.

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, chúc tết cơ quan, doanh nghiệp

Chiều ngày 15-1, đồng chí Ngô Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết Hội Người mù tỉnh và Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex). Cùng đi có lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vượt lên chính mình để nắm bắt cơ hội

Vụ tôm nước lợ năm 2019 được đánh giá là có nhiều biến động nhất, khiến cho những dự báo của doanh nghiệp về sản lượng, thị trường gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, ngành tôm cả nước nói chung và Sóc Trăng nói riêng cũng kịp về đích và hiện tất cả đang nỗ lực cho vụ tôm mới với những kỳ vọng cao hơn.

Xây dựng thương hiệu tôm sạch Sóc Trăng

Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của thị trường xuất khẩu tôm, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường hỗ trợ nông dân triển khai nhiều mô hình nuôi tôm sạch. Ðây là giải pháp không chỉ giúp phát triển bền vững nghề nuôi tôm, mà còn từng bước hình thành thương hiệu tôm sạch Sóc Trăng…

Mặn lên sớm, giá tôm cao, có nên thả nuôi tôm sớm?

Năm nay, mặn về sớm và cùng với đó là giá tôm hiện vẫn còn giữ ở mức cao, sẽ là điều kiện kích thích người nuôi tôm tiến hành thả nuôi sớm, nhất là đối tượng tôm thẻ. Tuy nhiên, theo Chi cục Thủy sản Sóc Trăng, người nuôi nên thận trọng trong quyết định thời điểm thả nuôi để tránh rủi ro thiệt hại đáng tiếc.

Muốn có thương hiệu phải có đủ tôm sạch

'Thương hiệu chỉ hình thành trên nền tảng có đủ tôm sạch, dễ truy xuất, có chứng nhận quốc tế và đây được xem là điểm cốt lõi, tạo ra sự khác biệt để xây dựng thương hiệu nhanh nhất'. Và đó cũng là lý do các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây, ráo riết, chủ động đầu tư xây dựng vùng nuôi tôm cho riêng mình.

Xe chở công nhân Công ty Stapimex lật dưới chân cầu Saintard

Xe chở gần 30 công nhân Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) từ TP. Sóc Trăng về huyện Long Phú bị lật dưới chân cầu Saintard tiếp giáp giữa Phường 8 (TP. Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh (Long Phú) khiến gần chục công nhân xây xát nhẹ.

Sonadezi An Bình bị phạt 85 triệu đồng do chậm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm 2 công ty với tổng số tiền là 435 triệu đồng.

Không giao dịch chứng khoán, Thủy sản Sóc Trăng bị phạt tiền

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán...