Ngày 11/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và Hội Người khuyết tật Hà Nội đã tổ chức Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Để người khuyết tật và không khuyết tật bình đẳng về cơ hội việc làm, cần gỡ bỏ một số rào cản về môi trường đào tạo...
Theo Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), qua báo cáo tổng hợp, mức hỗ trợ từ ngân sách của các địa phương phổ biến cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ mức 300.000 đồng - 500.000 đồng/đối tượng. Một số địa phương có điều kiện ngân sách như thành phố Hà Nội mức hỗ trợ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ...
Ông Đinh Tiến Hải - Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thực hiện đa dạng hóa sinh kế cho người nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc là những chương trình hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo bền vững, hiệu quả.
Trong giai đoạn 2021-2025, chính sách về giảm nghèo có thay đổi rất lớn so với giai đoạn trước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã xác định giảm nghèo phải thực chất.
Ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đã khiến công tác giảm nghèo đứng trước nhiều thách thức. Dịch Covid-19 không chỉ khiến tỷ lệ nghèo về thu nhập ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng nông thôn tăng mà ngay cả ở đô thị, tỷ lệ nghèo về thu nhập cũng tăng vọt lên so với trước dịch.
Sẽ có thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách và chương trình mục tiêu của Chính phủ về bảo trợ xã hội và giảm nghèo trong giai đoạn 2021-2025. Đây là thông tin được chia sẻ tại Lễ công bố Báo cáo Nghèo đa chiều 2021 sáng 28/7 tại Hà Nội.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH), việc triển khai giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025 sẽ tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất như sinh kế, học nghề, chuyển giao công nghệ, việc làm, có thu nhập ổn định; đồng thời khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.
Điểm mới của của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025, đó là tập trung mô hình sinh kế cho hộ gia đình, cộng đồng hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc doanh nghiệp sáng tạo và người dân sẽ trực tiếp tham gia vào các dự án.
Điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn, nhất là trong thời 'bão' đại dịch Covid-19, vì thế việc xóa đói giảm nghèo đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Do đó cần phải có những thay đổi cách hỗ trợ người nghèo và chú trọng tới tính tự chủ của địa phương cùng sự tham gia của người dân…
Các dự án, mô hình liên quan đến phát triển sinh kế cho người nghèo, tạo thu nhập từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo cần bảo đảm bổ trợ lẫn nhau theo chuỗi giá trị, tạo cơ chế mở, phát triển đa dạng các mô hình phát triển sinh kế.
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình GREAT/DFAT tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng thực hiện nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2021 cả nước có 4 tỉnh, thành phố không có người nghèo khi 'trắng' hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021- 2025 với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đa chiều.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Điểm đáng chú ý giai đoạn này là nâng chuẩn nghèo thu nhập và bổ sung tiêu chí việc làm từ năm 2022. Dự kiến số hộ nghèo và cận nghèo mới sẽ gần xấp xỉ với số hộ nghèo và hộ cận nghèo đầu giai đoạn 2016-2020, gấp 2,5 lần so với cuối năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐTBXH) xung quanh chủ đề này.
Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 quy định, từ năm 2022, thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn và dưới 2 triệu đồng/người/tháng thành thị sẽ được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo.
Tác động của việc mất việc làm và sụt giảm thu nhập do COVID-19 đang được cảm nhận sâu sắc nhất bởi người nghèo. Do có ít tích lũy nên chỉ bị mất thu nhập trong vài tháng cũng là thảm họa đối với họ.
Thị trường nhà ở dưỡng lão tại Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Trong số 63 tỉnh thành, mới chỉ có 32 tỉnh có cơ sở chuyên biệt dành cho người cao tuổi…
Để vươn lên, người nghèo cần được hỗ trợ 'cần câu' thay vì 'xâu cá'. Vì thế, giai đoạn 2021-2025, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ theo hướng tạo sinh kế bền vững cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, giúp các gia đình chủ động thoát khỏi cảnh nghèo.