Với lợi thế giáp với Trung Quốc cả ở trên đất liền và trên biển, giao thông thuận lợi, hạ tầng phát triển, tỉnh Quảng Ninh ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy, kết nối giao thương xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN. Hiện, chính quyền hai bên biên giới đang tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng để thúc đẩy hơn nữa thương mại xuyên biên giới.
Việc thúc đẩy 'mở đường lớn' xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc – thị trường tiêu dùng tỷ dân, là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị nông sản của Việt Nam nói chung, của các HTX nói riêng, tiến tới xóa bỏ điệp khúc 'được mùa mất giá'..
Nguồn cung dồi dào, giá sầu riêng đã trở lại mức 75.000 đồng/kg đối với giống Ri6 và hơn 110.000 đồng/kg với giống monthong, giảm 50% so với cách đây 1 tháng.
Trung Quốc chi tới hơn 19 tỷ USD để nhập khẩu các loại thủy sản năm 2022. Đây được xem là 'chiếc bánh' khổng lồ nằm ngay bên cạnh nước ta, các doanh nghiệp tìm cách chiếm phần to khi thời cơ đến.
Từ vị trí số 3, Trung Quốc đã vươn lên thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Phía nước bạn cũng đang xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch Thủy sản Việt Nam với hệ thống kho lạnh cỡ lớn để đón luồng thủy sản từ Việt Nam…
Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, Trung tâm sẽ góp phần giúp thủy hải sản Việt Nam vào Quảng Tây với số lượng lớn và tăng mức độ yên tâm trong giao dịch.
Việc Trung Quốc mở cửa biên giới là tin vui với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam trong năm nay, song đi cùng với đó vẫn có những rào cản mà các đơn vị xuất khẩu phải vượt qua như vướng mắc ở hồ sơ đăng ký xuất khẩu, nguồn lực của doanh nghiệp còn yếu, chưa kể khả năng cạnh tranh về thương hiệu so với các đối thủ đi trước.
Xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia không những có nền tảng sản xuất, đóng gói tốt mà thương hiệu tại thị trường tỷ dân này cũng mạnh hơn Việt Nam. Để thắng được, sầu riêng Việt Nam phải có thương hiệu.
Chính quyền TP Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang triển khai dự án xây dựng Trung tâm giao dịch thủy sản Việt Nam và kho lạnh, làm điểm tập trung đầu mối để doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, Trung tâm có thể lưu trữ tới 600.000 tấn thủy, hải sản.
Nhằm thúc đẩy nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, tối ưu các công tác ở cửa khẩu, Thành phố Đông Hưng – Trung Quốc sẽ phối hợp phía Việt Nam xây dựng 'Cửa khẩu trí tuệ'. Năm 2023, chính quyền Đông Hưng cũng sẽ xây dựng các kho lạnh công suất trữ lên tới 600 nghìn tấn, và nhiều trạm kiểm dịch động vật, thực vật, tại cửa khẩu, nhằm tăng lưu lượng tiếp nhận nông sản từ Việt Nam đưa sang…