Thị trường căn hộ tại Đà Nẵng đang sôi động trở lại, nhiều dự án mới khởi công, mở bán, nguồn cung và lượng giao dịch tăng. Chung cư cũ cũng ăn theo, dù tăng giá nhưng vẫn được săn tìm.
Bộ Xây dựng vừa đề xuất đánh thuế đối với trường hợp sở hữu nhiều nhà đất nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, việc ngăn chặn đầu cơ thông qua đánh thuế là tương đối khó.
Sau thời gian dài dừng thi công, nhiều dự án như Summit Building, Khu căn hộ Asiana, Tổ hợp căn hộ bên bờ sông Hàn... ở Đà Nẵng đã thi công trở lại.
Phân khúc căn hộ tại TP. Đà Nẵng đã tìm lại được sự sôi động vốn có, khi nhiều dự án mới được chủ đầu tư tung ra thị trường.
Chính phủ cùng các địa phương đang quyết liệt vào cuộc, tuy nhiên, không ít doanh nghiệp bất động sản vẫn trong tình trạng mòn mỏi chờ đợi, đối diện nhiều khó khăn vì những vướng mắc pháp lý, đất đai, đẩy tiến độ các dự án mới vào 'ngõ cụt'.
Trong khi những ông lớn 'top' ngành như Novaland, Hưng Thịnh… liên tục nhận tin vui nhờ được gỡ vướng dự án, thì hàng loạt doanh nghiệp địa ốc tại Đồng Nai bên bờ vực phá sản đang 'kêu cứu' vì tắc nghẽn pháp lý, dự án chậm tiến độ nhiều năm.
Hầu hết các báo cáo đều chỉ ra thị trường bất động sản đang dần bớt nguội lạnh, tuy nhiên khó khăn vẫn bủa vây các doanh nghiệp. Để vượt qua sóng gió, các đơn vị đang rất cần những cuộc 'đại phẫu' nhằm tái cơ cấu toàn diện và ổn định dòng tiền.
Sự vào cuộc của Chính phủ đang đẩy nhanh quá trình gỡ vướng cho hàng trăm dự án bất động sản 'đứng bóng'. Tuy nhiên, sự 'lệch pha' giữa các quy định pháp lý mà chưa có hướng giải quyết triệt để vẫn khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Cuối tuần trước, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, chỉ có 24 trên tổng số 44 dự án đang xin cấp phép chủ trương đầu tư trên địa bàn được nhận hồ sơ. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được nhận, từng dự án vẫn sẽ được 'xem xét' trước khi thông qua.
Dự án kéo dài vì 'tắc' pháp lý đang khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản kiệt quệ. Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng ngành địa ốc cần 'thuốc đặc trị' là được phê duyệt dự án, khơi thông dòng vốn, thay vì chỉ là các chính sách giãn, hoãn nợ.
Dù chưa thực sự sôi động, nhưng ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự chuyển biến. Việc giảm lãi suất huy động của nhiều ngân hàng được kỳ vọng sẽ là động lực giúp dòng tiền sớm quay trở lại.
Niềm tin được củng cố hơn, đặc biệt là có sự 'đồng hành' trở lại của dòng vốn ngân hàng, hàng loạt dự án bất động sản bắt đầu được tung ra thị trường.
Việc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM công bố lộ trình cấp sổ hồng cho hàng ngàn căn hộ chung cư tại TP.HCM, trong đó có những loại hình mới như condotel, officetel, đã giúp chủ đầu tư, cư dân nhiều dự án trút bỏ gánh nặng sau bao năm mong mỏi chờ đợi.
Một trong những khó khăn của thị trường bất động sản thời gian qua là sa sút niềm tin từ doanh nghiệp, nhà đầu tư và khách hàng.
Chưa bao giờ câu chuyện gỡ khó cho thị trường bất động sản được Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm như gần đây, bởi diễn biến kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương và tăng trưởng kinh tế chậm lại trên bình diện cả nước cho thấy, thị trường bất động sản là đầu ra, góp phần tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế quan trọng khác.
Hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến đa chiều xung quanh vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai và mong muốn duy nhất là phải tránh tác động 'ngược', ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản vốn đang gánh nhiều khó khăn.
Trong dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất 2 phương án tăng thu thuế nhà, đất mà người sở hữu không trực tiếp sử dụng hoặc bất động sản thứ hai trở lên.
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh thị trường bất động sản còn diễn biến phức tạp như hiện nay, tâm lý nhà đầu tư muốn bảo toàn vốn và muốn đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai. Vì thế, phân khúc đất nền tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh được ưu tiên lựa chọn hàng đầu.