Nguồn cung hàng Việt đang được các tập đoàn phân phối lớn trên toàn cầu chú tâm đưa vào chuỗi cung ứng của họ là vì có nhiều lợi thế lớn (về thương mại, địa lý, lợi thế quốc gia) và có thế mạnh ở nhiều mặt hàng quan trọng, sản xuất có trách nhiệm… Điều này là cơ hội để các doanh nghiệp Việt tận dụng, khai thác tốt hơn và khắc phục hạn chế nhằm phát huy tốt những lợi thế vốn có.
Ngoài Walmart, các tập đoàn bán lẻ đến từ châu Mỹ như Coppel (Mexico), Latiquim C.A (Venezuela), hay Falabella… đều xác nhận sẽ đến Việt Nam tìm kiếm đơn hàng.
Theo thông tin từ Ban tổ chức Chuỗi sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế' (Viet Nam International Sourcing 2024), sau khi ký kết được nhiều đơn hàng cụ thể với nhà cung cấp Việt Nam tại sự kiện năm 2023, hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại Sourcing năm nay.
Các mặt hàng quần áo thời trang, giày dép, phụ kiện công nghệ, đồ nội thất, đồ gia dụng, thực phẩm đông lạnh, lốp xe ô tô, hóa chất… đang được các nhà phân phối 'tay to' tại thị trường Mỹ La tinh tìm kiếm nguồn cung cấp từ Việt Nam…
Mỹ La tinh là thị trường có nhu cầu nhập khẩu gần 1.500 tỷ USD, các nhà nhập khẩu đang đến Việt Nam kết nối, mua đồ thời trang, nội thất, thực phẩm đông lạnh...
Thông qua việc tham dự sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế, Tập đoàn Coppel, Mexico cho biết đang có nhu cầu nhập khẩu 500.000 chiếc lốp ô tô con hàng năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
Theo thông tin từ Ban tổ chức Chuỗi sự kiện 'Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế' (Viet Nam International Sourcing 2024), sau khi ký kết được nhiều đơn hàng cụ thể với nhà cung cấp Việt Nam tại sự kiện, hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại Sourcing năm nay.
Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh không ngừng được phát triển. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp rưỡi, từ mức 14,2 tỷ USD năm 2018 lên mức 20,6 tỷ USD năm 2023.