Ngày 7/2, Cơ quan quản lý dược phẩm Nam Phi (SAHPRA) thông báo đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinopharm (Trung Quốc) cho những người từ 18 tuổi trở lên, dù một quan chức y tế tiết lộ Chính phủ Nam Phi chưa có kế hoạch đặt mua ngay loại vaccine này.
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vừa thông báo loại thuốc trị Covid-19 sử dụng phương pháp kháng thể trung hòa đơn dòng do các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ đồng phát triển có thể được cấp phép sử dụng có điều kiện vào cuối năm nay.
Tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Sinopharm đang phát triển bốn loại vaccine khác nhau có khả năng đối phó những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 14 ngày, tất cả những người được tiêm 1 trong 2 loại vaccine này đều tạo ra kháng thể cao và tỷ lệ chuyển hóa huyết thanh của kháng thể trung hòa cao hơn 99%.
Theo thông báo, đây là vaccine do Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy và Viện Khoa học Trung Quốc đồng phát triển.
Tỷ lệ các liều vắcxin hiện tại dùng trên 100 người ở Trung Quốc là 3,56, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ở Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Mỹ.
Ngày 23/2, Ukraine đã nhận được lô vắcxin COVID-19 đầu tiên sau vài lần bị trì hoãn. Lô đầu tiên bao gồm 500.000 liều vắcxin của AstraZeneca do viện Serum Ấn Độ (SII) sản xuất.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 22-2, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Phi-li-pin cho biết, nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ác-hen-ti-na cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp cho loại vắc-xin ngừa Covid-19 do tập đoàn dược phẩm Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ cung cấp vắcxin ngừa COVID-19 cho 19 quốc gia châu Phi dưới hình thức viện trợ.
Đây là lô vắcxin COVID-19 đầu tiên trong số 1 triệu liều vắcxin mà Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia, một phần trong chính sách 'ngoại giao vắcxin' của chính quyền Bắc Kinh.
Theo Roi-tơ và TTXVN, Hung-ga-ri thông báo đã nhận được lô vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên do hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford của Anh phối hợp bào chế. Theo đó, lô vắc-xin này sẽ đủ tiêm phòng cho 20 nghìn người. Chính phủ Hung-ga-ri cho biết đã đặt hàng tổng cộng 6.540.000 liều vắc-xin của Hãng AstraZeneca, đủ để tiêm phòng cho khoảng 3.270.000 người.
Ngày 4/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết dù chi phí sản xuất các loại vắcxin ngừa COVID-19 là khác nhau, song Trung Quốc cam kết cung cấp mặt hàng này ở mức giá công bằng và hợp lý, đảm bảo bản chất của vắcxin là mặt hàng toàn cầu.
Cơ chế phối hợp phòng chống dịch COVID-19 của Quốc vụ viện Trung Quốc mới đây ra thông báo tăng cường phòng chống dịch tại khu vực nông thôn trong mùa Đông và mùa Xuân, yêu cầu người về quê phải cung cấp chứng minh xét nghiệm axit nucleic trong vòng 7 ngày, thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà 14 ngày sau khi về địa phương.
Thế giới vẫn đang trong tâm dịch COVID-19 với số người mắc và tử vong không ngừng tăng lên từng ngày. Do đó, việc phát minh ra một loại vắc xin an toàn và hiệu quả để chống lại dịch bệnh này là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của mỗi quốc gia.
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 73.805.834 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.641.576 ca tử vong và 51.814.938 bệnh nhân bình phục.
Ai Cập đã nhận được 50.000 liều vắcxin ngừa COVID-19 do Tập đoàn Sinopharm của Trung Quốc phát triển. Lô vắcxin thứ hai gồm 50.000 liều tiếp tục được chuyển tới trong ngày 15/12.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Ai Cập ngày 15/12 đã triển khai một trang mạng để người dân có thể đặt trước các liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 71,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 1,6 triệu người đã tử vong.
Peru ngừng thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 do tập đoàn dược phẩm Sinopharm sản xuất sau khi phát hiện một trong những tình nguyện viên thử nghiệm có vấn đề về thần kinh.
Có tổng cộng 8 công ty khác nhau trên thế giới cùng tham gia vào cuộc đua vắc-xin Covid-19.
Công ty Biotec (CNBG), công ty con của Tập đoàn Sinopharm, sẽ cung cấp miễn phí vắcxin COVID-19 cho các sinh viên Trung Quốc học cao học ở nước ngoài.
Hiện tập đoàn dược phẩm Sinopharm và công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech đang phát triển 3 loại vắcxin theo chương trình sử dụng khẩn cấp quốc gia, sớm nhất có thể ra mắt vào đầu tháng 11 tới.
Theo Roi-tơ và TTXVN, ngày 21-8, Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu đạt đủ số lượng vắc-xin phòng ngừa Covid-19 để mọi người dân nước này đều có thể tiêm phòng. Trong trường hợp khó đạt được mục tiêu này, chính phủ sẽ nỗ lực để 70% số dân có thể được tiêm vắc-xin, điều kiện tối thiểu để hình thành miễn dịch cộng đồng.
Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu đạt đủ số lượng vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 để mọi người dân nước này đều có thể tiêm phòng.
Cuộc đua tìm kiếm cũng như sở hữu vaccine COVID-19 ngày càng kịch tính đang tạo nên cơn sốt giá và đặt câu hỏi về mức độ an toàn, hiệu quả của vaccine.
Công ty Clover cho biết quá trình thử nghiệm với sự tham gia của khoảng 150 người lớn cho ra dữ liệu an toàn ban đầu cũng như nghiên cứu vắc xin kết hợp với tá dược của công ty Dynavax.
Công ty Clover cho biết quá trình thử nghiệm với sự tham gia của khoảng 150 người lớn cho ra dữ liệu an toàn ban đầu cũng như nghiên cứu vắcxin kết hợp với tá dược của công ty Dynavax.
Kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine chống Covid-19 đối với 1.120 người khỏe mạnh ở Trung Quốc cho thấy tất cả những người được tiêm đều tạo ra kháng thể ở mức cao và không có tác dụng phụ.
Cuộc chạy đua tìm kiếm thuốc và vaccine đặc trị dịch Covid-19 xuất hiện những tín hiệu tích cực.
Kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vắcxin này ở 1.120 người khỏe mạnh cho thấy tất cả những người được tiêm đều tạo ra kháng thể ở mức cao và không có tác dụng phụ.
Liên quan đến phát triển vaccine phòng COVID-19, Công ty công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc đã lần đầu tiên thử nghiệm một loại vaccine chống virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) trên khỉ và loại vaccine này đã có hiệu quả trong việc bảo vệ khỉ thí nghiệm trước sự tấn công của virus này.
Hơn 2,7 triệu người nhiễm COVID-19 trên toàn cầu; nhiều quốc gia bắt đầu thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên người; giá dầu thế giới rơi xuống vùng âm... là những sự kiện nổi bật tuần qua.
Bất chấp việc các nước trên thế giới đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra loại vaccine hữu hiệu phòng chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19), mới đây, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết con người có thể phải thích nghi và sống chung với virus này vì không có gì bảo đảm sẽ sớm có được loại vaccine hiệu quả.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine bất hoạt phòng dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Cuộc thử nghiệm lâm sàng tiến hành đối với 288 tình nguyện viên trong giai đoạn đầu tiên và 1.108 tình nguyện viên trong giai đoạn thứ hai và tất cả trong số họ đều khỏe mạnh.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng tiến hành đối với 288 tình nguyện viên trong giai đoạn đầu tiên và 1.108 tình nguyện viên trong giai đoạn thứ hai và tất cả trong số họ đều khỏe mạnh.
Theo tờ Pengpai xuất bản tại Thượng Hải, cơ quan chức năng Trung Quốc đã phê duyệt giai đoạn thứ nhất và thứ 2 của chu trình thử nghiệm lâm sàng vaccine bất hoạt ngừa SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).