Khởi sắc trên quê hương Mỹ Trung anh hùng

Nằm tiếp giáp với xã Đốc Binh Kiều thuộc huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) từng là căn cứ hậu cần của Quân khu và Tỉnh đội Mỹ Tho. Sau ngày 30-4-1975, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Trung đã nỗ lực phấn đấu xây dựng xã nhà ngày càng phát triển. Phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của các thế hệ đi trước, ngày nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Trung đang nỗ lực xây dựng xã nhà không ngừng phát triển.

Di tích căn cứ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Mỹ Tho: Ngày ấy, bây giờ

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Ban Chỉ huy Tỉnh đội Mỹ Tho, Gò Công, TP. Mỹ Tho lợi dụng địa hình thuận lợi xây dựng các căn cứ kháng chiến, tạo thành vùng giải phóng liên hoàn, những nơi khó khăn hình thành căn cứ lõm. Tại xã Tân Phú, huyện Cai Lậy (nay là TX. Cai Lậy) từ năm 1972 - 1975, Tỉnh đội Mỹ Tho về đóng tại nhà ông Sáu Mão, ông Ba Quy (Trần Văn Quy), Tám Vu, ông Nguyễn Văn Trạng, ở ấp Tân Hòa. Đây là căn cứ nằm trong vùng giải phóng, được sự hết lòng che chở, đùm bọc của nhân dân.UBND tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định 09 ngày 15-2-2000 công nhận di tích Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Mỹ Tho tại ấp Tân Hòa, xã Tân Phú là Di tích lịch sử cấp tỉnh.CĂN CỨ LÒNG DÂN

Sức sống mới trên 'Vành đai Bình Đức'

'Vành đai Bình Đức' - một điển hình cụ thể thực hiện phương châm toàn dân, toàn diện đánh Mỹ của thế trận chiến tranh nhân dân chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, trở thành niềm tự hào lớn lao của quân và dân tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ngay sau khi hòa bình lập lại, phát huy truyền thống anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các xã vành đai trước đây đoàn kết một lòng, lập nên những kỳ tích mới trong dựng xây quê hương ngày càng phát triển.

Rặng trâm bầu

Vở kịch cách mạng Rặng trâm bầu của sân khấu kịch Trịnh Kim Chi (tác giả: Vũ Trinh - Uyên Nhi, đạo diễn: NSƯT Trịnh Kim Chi, chỉ đạo nghệ thuật: NSND Trần Ngọc Giàu) là tác phẩm sân khấu được chuyển thể từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Bùi Đình Thứ.

Hai vị tướng của vùng đất Long Hưng anh hùng

Long Hưng (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) là xã Anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là quê hương của bà Nguyễn Thị Thập, người con ưu tú của Nam bộ thành đồng. Long Hưng còn là nơi sản sinh ra hai vị tướng tài ba của Quân đội Nhân dân Việt Nam là Trung tướng Nguyễn Văn Tiên (1924 - 2003) và Thiếu tướng Nguyễn Văn Tàu (1928 - 2010).

Chuyện về gia đình Má Tám Nghiệp anh hùng

Sau chiến tranh, Tổ quốc và nền Báo chí Cách mạng tôn vinh, ghi công 260 nhà báo liệt sĩ Thông tấn xã Việt Nam, trong đó riêng Thông tấn xã giải phóng Khu 8 có tới 21 nhà báo liệt sĩ. Ở Mỹ Tho, có bà mẹ kiên gan cầm súng đánh Pháp, đuổi Mỹ, dìu dắt 2 con trở thành nhà báo từ năm 13 tuổi. Rồi cũng chính người mẹ ấy lại lần lượt chứng kiến, chôn cất hai con khi họ ngã xuống giữa chiến trường khốc liệt. Người mẹ ấy là đồng chí Đoàn Thị Nghiệp, Tỉnh ủy viên, Tỉnh đội phó Tỉnh đội Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang).

Tháng 7 nghe kể chuyện về liệt sĩ Trần Văn Tánh

Hy sinh ở tuổi 17, liệt sĩ Trần Văn Tánh là một trong số hàng vạn thanh niên tham gia vào bộ đội để bảo vệ quê hương, những chiến công dũng cảm, hy sinh quên mình của các anh đã trở thành biểu tượng cao đẹp, biến thành những 'viên gạch hồng' xây nên tượng đài bất khuất của dân tộc...

Đổi thay trên quê hương anh hùng

Tân Ninh, Tân Thành là 2 xã anh hùng của huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, có bề dày lịch sử với chiến thắng vang dội trong trận đánh Kinh Bùi. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây ra sức xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.

Chiến công vang dội của Tiểu đoàn 309 anh hùng

Đã hơn nửa thế kỷ qua, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 309 và nhân dân xã Tân Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An luôn tưởng nhớ chiến thắng trận Kinh Bùi diễn ra ngày 24/6/1953 tại xã Tân Ninh. Đây là một trong những chiến công nổi bật nhất trên địa bàn huyện Tân Thạnh ngày nay thời kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sau Hiệp định Paris, quân và dân tỉnh Tiền Giang đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của Mỹ - ngụy, giữ vững vùng giải phóng

Với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, Mỹ - ngụy không thực hiện Hiệp định Paris, chúng liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm các vùng giải phóng, đưa sĩ quan về xã, thành lập các phân chi khu, cục cảnh sát, phát triển 'thiên nga', 'phượng hoàng' để khống chế, kìm kẹp nhân dân[1].

Chuyện về những Anh hùng ở ấp Láng Biển

Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi về công tác tại xã Mỹ Phước Tây, TX. Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nơi chúng tôi tìm đến là ấp Láng Biển, tên nghe có hơi lạ, vì đây là vùng đất không có biển, mà là những cánh đồng bạt ngàn một màu xanh của đồng ruộng và vườn cây ăn trái. Hàng trăm năm qua, biết bao thay đổi trên vùng đất Láng Biển này; và chiến tranh đã để lại nhiều nỗi đau cho người ở lại, nhưng ai cũng rất đỗi tự hào vì đây là quê hương của nhiều người Anh hùng, như Bà mẹ Việt Nam Anh hùng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Mai Thị Út, 'Đóa hoa Điền Thanh' Trần Thị Gấm, Anh hùng LLVTND Đặng Văn Bê kiên trung, bất khuất…MÁ TÁM HỢI VÀ 100 TẤN VŨ KHÍ

Niềm tự hào của cả nước, của quê hương Tiền Giang

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến thắng Ấp Bắc ngày 2-1-1963 trở thành điểm son chói lọi của dân tộc ta, biểu tượng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ, quân và dân huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nói riêng, cả nước nói chung. Đồng thời, Chiến thắng Ấp Bắc còn là tiếng chuông báo hiệu cho sự sụp đổ của chiến lược 'chiến tranh đặc biệt' của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Trách nhiệm với Đảng, với dân - BÀI 1: Chị không về nữa…

Họ là những đảng viên thuộc các thế hệ khác nhau, gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước nói chung và Tiền Giang nói riêng. Dù hoàn cảnh lịch sử khác nhau, thực hiện nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả họ đều tựu trung một điểm: Đặt trách nhiệm với Đảng, với dân lên hàng đầu, kể cả phải hy sinh…

Hiến toàn bộ tài sản cho cách mạng, thoát ly ra bưng biền chống thực dân Pháp

Nhà giáo, nhà cách mạng Lưu Tấn Phát sinh năm 1910 tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình trung lưu yêu nước. Là một trí thức dưới chế độ thực dân Pháp, đồng chí luôn mang trong lòng nỗi đau của người dân mất nước và nung nấu ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Giồng Dứa đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước lúc bấy giờ. Ngày nay, Di tích lịch sử Chiến thắng Giồng Dứa là 1 trong 4 di tích cấp Quốc gia của huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng công nhận vào năm 2003.Trận đánh Giồng Dứa diễn ra tại ấp Đông, xã Long Định, huyện Châu Thành, đoạn km 1974 + 250, Quốc lộ 1A ngày nay. Do có nhiều cây dứa gai mọc hoang um tùm nên nhân dân địa phương gọi là Giồng Dứa.DẤU ẤN NHỮNG NĂM ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Phẩm chất đảng viên

Từ giữa tháng 3-1975, tin chiến thắng của quân và dân miền Trung Nam Bộ lan rộng khắp miền Nam. Lo sợ trước sự phát triển và tiến công mạnh mẽ của quân ta, quân ngụy ùn ùn kéo về Mỹ Tho nhằm cố thủ ở cửa ngõ miền Tây Đồng bằng sông Cửu Long.