Một buổi sáng đặc biệt hơn tất cả buổi sáng khác, con gái út của má được chị Hội trưởng Hội Phụ nữ đến nhà xin cho lên Sài Gòn 'công tác'. Cuộc đời mới của Chính Nghĩa, cô gái 'đất thép' 17 tuổi bắt đầu từ đó. Cô là người phụ nữ duy nhất tham gia trận đánh vào Dinh Độc Lập, Tết Mậu Thân 1968. Người con gái tuổi đôi mươi lần đầu tham gia một trận đánh lớn, chứng kiến và khắc ghi mãi những hy sinh của đồng đội, anh em mình.
Ông Ngô Văn Lập, con trai ông Ngô Toại, đại diện gia đình trực tiếp quản lý căn nhà số 7 Lý Chính Thắng, quận 3, TP.HCM (di tích lịch sử quốc gia) đã chính thức gửi đơn xin cứu xét đến các cơ quan chức năng, đề đạt nguyện vọng gia đình liên quan đến hướng giải quyết di tích này.
Trong căn nhà nhỏ, bà Nguyễn Thị Ni, 83 tuổi – cựu tù Côn Đảo sống một mình, không con cái. Bà vẫn khỏe mạnh, minh mẫn. Lúc chúng tôi đến, bà đang đọc một vài tờ báo giấy. 'Nhớ hồi bị tổng nha uýnh, nó nói uýnh vì mày hổng có khai gì hết. Tao uýnh cho mày tuyệt giống nòi, sau này mày có lấy chồng cũng không sinh con được nữa', bà Ni ngậm ngùi.
Vừa theo dõi tin kỹ thuật của Cục 2, tôi vừa liên lạc bằng vô tuyến điện thoại tiếp sức với Bộ Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. Các cánh quân của ta đang tiến rất nhanh.
Chân dung trên tờ tiền là một trong những yếu tố quan trọng của mỹ thuật trên tiền giấy, mang tính biểu tượng của quốc gia. Trong tiền giấy Việt Nam, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là chân dung duy nhất được sử dụng cho tất cả các bộ tiền. 75 năm, kể từ khi tờ tiền giấy đầu tiên của Việt Nam được phát hành, chuyện về những người thiết kế các mẫu tiền và vẽ chân dung Bác trên tiền Việt Nam vẫn là chủ đề thu hút sự quan tâm của công chúng vì tính chất đặc biệt của công việc này.
Sau hơn một tháng liên tục tiến công và nổi dậy, mà quyết định là hai chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng và chính quyền địch ở hai quân khu, quân đoàn (1 và 2) của chúng.