Gia tăng tương tác nghệ thuật để thu hút khách đến bảo tàng

Không chỉ thu hút công chúng bằng những trưng bày chuyên đề sâu sắc, sinh động về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn là đơn vị tiên phong 'đánh thức' những câu chuyện gắn liền tài liệu, hiện vật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật.

'Bách thiện hiếu vi tiên' - Nét đẹp văn hóa gia đình Việt

Dân gian Việt Nam có câu: 'Tháng 8 tiệc Cha, tháng 3 tiệc Mẫu'. Hằng năm, cứ vào tháng 3, người dân Việt Nam hân hoan chào đón tháng lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Du khách sẽ được tham quan nghệ thuật sắp đặt liên quan tới Tín ngưỡng thờ Mẫu, hòa mình vào không gian âm nhạc chầu văn, thưởng thức các đặc sản ẩm thực đặc trưng Hà Nội... tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Trải nghiệm di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Với mục đích tôn vinh nét đẹp trong thực hành di sản tín ngưỡng thờ Mẫu, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn Mind Group xây dựng Chương trình trải nghiệm văn hóa 'Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui' tại không gian bảo tàng. Chương trình ra mắt chiều 7/6 và tiếp tục vào các tối thứ sáu, thứ bảy hằng tuần.

Diễn xướng hầu đồng: Tôn vinh nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng

Chương trình trải nghiệm văn hóa 'Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui' với không gian trưng bày và phần diễn xướng hầu đồng sẽ góp phần quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc.

Cô đồng xinh như hoa hậu khiến nhiều người xao xuyến

Gần đây, hình ảnh một cô đồng xinh đẹp, thần thái được đăng tải trong nhiều hội nhóm lớn trên mạng xã hội khiến nhiều người xao xuyến.

Ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nam: Cửa hướng sông Hồng, quanh năm xanh mát

Đền Lảnh Giang ở xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thờ 3 vị tướng thời Hùng Vương và hai nhân vật lịch sử là Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.

Giải mã Hát văn - Hầu bóng

Thực hành tín ngưỡng hầu bóng có những thay đổi lớn vào giai đoạn đô thị hóa đầu thế kỷ XX và sau đó bị 'đóng băng' từ giai đoạn 1954 cho đến những năm 1990. Những mốc then chốt này rất quan trọng trong nghiên cứu và phân tích sự biến thân của thực hành tín ngưỡng, bởi những năm cuối thế kỷ trước được coi là điểm ngắt của 'khuôn vàng thước ngọc' trong nghề hát văn và hầu bóng trước khi thực hành tín ngưỡng bùng nổ vào đầu những năm 2000.

Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn

'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn' do Nhà sách Tri Thức Trẻ Books và Nxb Hội nhà văn ấn hành, là kết quả của 4 năm điền dã bền bỉ của tác giả, TS. Lê Y Linh vào cuối những năm 1980 tại Hà Nội và Nam Định. Bên cạnh tái hiện lại khung cảnh, trình tự trong nghi lễ hầu đồng ở Bắc bộ, tác phẩm cũng tập trung vào nghệ thuật chầu văn, trong đó, phải kể tới công lao rất lớn cố nghệ nhân Phạm Văn Kiêm khi sưu tầm và sáng tác ra các bản hát văn.

Sản phẩm văn hóa, du lịch Việt Nam gây ấn tượng tại Hội chợ Paris

Ngày 5/5, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện chương trình quảng bá văn hóa, du lịch và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực Việt Nam.

Phạm Văn Kiêm: Người thầy trăm năm hầu bóng – nhạc – văn

'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn' là câu chuyện lịch sử trăm năm về tín ngưỡng hầu bóng và của nghệ thuật hát văn cùng với người truyền lửa và gìn giữ nó: Phạm Văn Kiêm – Con người được toàn bộ cộng đồng tín đồ theo thờ Tứ phủ ở Hà Nội, Nam Định, và sau này ở thành phố Hồ Chí Minh đều nhất trí công nhận là người cung văn giỏi nhất.

Rực rỡ sắc màu Việt Nam tại Hội chợ Paris lần thứ 120

Diễn ra từ ngày 1 đến 12/5, Hội chợ Paris 2024 lần thứ 120 đã thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Văn hóa, du lịch và thủ công mỹ nghệ Việt thu hút khách Pháp tại Hội chợ Paris

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Hội chợ Paris thường niên đang diễn ra tại Trung tâm hội chợ triển lãm Porte de Versailles Expo ở thủ đô Paris, ngày 5/5, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp với các doanh nghiệp và Ban tổ chức Hội chợ tiến hành chương trình quảng bá văn hóa, du lịch và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực Việt Nam.

Hiểu đúng về hầu đồng cùng ý nghĩa văn hóa tốt đẹp

Không ít người hiểu chưa đúng về nét đẹp văn hóa và ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của Người Việt, trong đó có cả những người đang phụng hành. Thật khó để tín ngưỡng này có thể trường tồn, nếu hiểu sai và thực hành sai.

Nghệ nhân Trần Thị The: Điện Phúc Lộc Linh đã trở thành một bảo tàng sống

Điện Phúc Lộc Linh của tôi tại thôn Tuần La đã trở thành một bảo tàng sống, nơi cung cấp tư liệu quý báu cho công tác sưu tầm, nghiên cứu và lưu giữ về di sản văn hóa phi vật thể. Nơi đây không chỉ là trung tâm thực hành diễn xướng Thờ Mẫu tam, tứ phủ của người Việt, mà còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, văn nghệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng.

Nhiều tư liệu quý trong cuốn 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Trong gần 40 năm tác giả đã gặp, đã đàm đạo, đã trao đổi với rất nhiều đồng nghiệp, giáo sư, nhà nghiên cứu, đệ tử, cung văn... để hiểu và viết nên công trình nghiên cứu 'Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc - văn'

Thái Bình: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại lễ hội đền Mẫu năm 2024

Lễ hội đền Mẫu năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 27-29/4 (tức ngày 19-21/3 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như dâng hương, tế lễ, rước kiệu truyền thống và một số trò chơi dân gian.

Lễ hội phủ Quảng Cung và điển tích nơi Thánh mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần đầu tiên

Thánh mẫu Liễu Hạnh là vị thánh mẫu đứng đầu hệ thống tam phủ, tứ phủ thờ đạo Mẫu ở Việt Nam và là một trong ba vị trong tam tòa thánh mẫu. Nơi bà giáng sinh đầu tiên tại Phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Trao truyền giá trị văn hóa tín ngưỡng thông qua lễ hội Phủ Dầy

Nam Định được xem là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó Phủ Dầy là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này. Và trong những ngày đầu tháng 3 âm lịch, du khách khắp nơi lại tấp nập trẩy hội Phủ Dầy, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Chuyện xúc động ở lễ tri ân đấng sinh thành

Bao năm qua, chị Linh chọn cách quan tâm mẹ bằng hành động. Nhưng đến với lễ hội Bách thiện hiếu vi tiên, chị nhận ra mình cần nói lời yêu thương và cảm ơn mẹ nhiều hơn.

Lễ hội truyền thống đình thôn Doãn, xã Tiên Ngoại

Lễ hội đình thôn Doãn, xã Tiên Ngoại, thị xã Duy Tiên năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 7 – 8/4 (tức ngày 28 – 29 tháng 2 năm Giáp Thìn), trong đó ngày 28 là lễ dâng hương, rước kiệu thánh và an vị; ngày 29 chính hội có lễ khai mạc, các đoàn thể, các dòng họ dâng lễ và hoạt động tế lễ của dân thôn.

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Phép thử cho âm nhạc

Thời gian gần đây, những chất liệu nghệ thuật truyền thống, dân gian, văn học… đang được nhiều nghệ sĩ trẻ đưa vào các tác phẩm, tạo ra sắc màu mới cho âm nhạc Việt Nam.

Bảo tàng Đạo Mẫu – sự cộng cảm từ đức tin và sự sáng tạo

Cộng hưởng từ sự nâng niu những giá trị quá khứ cùng với lòng kính ngưỡng Đạo Mẫu Tứ Phủ, Bảo tàng Đạo Mẫu đã được xây dựng nên nhờ sự sáng tạo của KTS Nguyễn Hà cũng những tâm huyết, sự chắt chiu của NSƯT Xuân Hinh – chủ sở hữu bảo tàng.

NSƯT Xuân Hinh thu gom 5 triệu viên ngói cổ xây dựng Bảo tàng Đạo Mẫu

NSƯT Xuân Hinh chia sẻ đã sử dụng 5 triệu viên ngói cổ, hàng triệu viên gạch thất cổ được thu gom từ 500 hộ dân trên cả nước để tạo nên công trình Bảo tàng Đạo Mẫu.

Lễ khai hội Đền Tranh

Ngày 19/3, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai hội Đền Tranh, Xuân Giáp Thìn 2024 và công bố quyết định công nhận di tích Đền Tranh là điểm du lịch cấp tỉnh.

Lễ hội truyền thống Đền Thượng Bồng Lai

Từ ngày 10 - 11/3, UBND thị trấn Cao Phong (Cao Phong) phối hợp Ban Quản lý di tích tổ chức lễ hội truyền thống Đền Thượng Bồng Lai năm 2024.

Dẻo thơm hạt dẻ 'xứ hoa hồi'

Lạng Sơn được coi là 'xứ sở của hoa hồi', với diện tích trồng cây hồi hiện tại lên tới 35.000ha. Nhưng mùa này, đặc sản nơi đây lại là hạt dẻ.

Để lễ hội thực sự là ngày hội của nhân dân

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, tuy nhiên hiện nay một số lễ hội đang bị biến tướng làm mất đi 'sức sống' cũng như ý nghĩa cao đẹp của nó.

Dòng người tiễn biệt 'báu vật nhân văn' thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Hàng dài người đã tiễn biệt đại lão đồng đền Phủ Dầy Trần Thị Duyên - 'báu vật nhân văn' của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Xác minh, làm rõ nghi vấn 'biển thủ' tiền công đức tại Đền Ông Hoàng Mười

Chiều 29/2, ông Nguyễn Hữu Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) cho biết, huyện đã đề nghị Cơ quan Công an phối hợp với các đơn vị chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung báo chí phản ánh nghi vấn cán bộ Ban Quản lý Đền Ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) 'biển thủ' tiền công đức.

Công an xác minh nghi vấn biển thủ tiền công đức tại Đền Hoàng Mười

Trước nghi vấn cán bộ Ban quản lý đền Hoàng Mười biển thủ tiền công đức, huyện Hưng Nguyên đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc.

Hà Nam: Đền Lảnh Giang: - Di tích lịch sử, văn hóa tâm linh

Đền Lảnh Giang (còn gọi là đền Quan Lớn Đệ Tam) tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, Thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây được coi là địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng của tỉnh Hà Nam.

Góc nhìn đạo Phật về tín ngưỡng – từ đặc điểm văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng bản địa là tín ngưỡng được hình thành bởi cư dân bản địa ở một quốc gia hay vùng đất, địa phương nào đó. Chẳng hạn, tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ, Tứ bất tử, Thành Hoàng bổn cảnh là các loại hình tín ngưỡng bản địa, riêng có của người Việt Nam.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An thu hút hàng nghìn du khách

Thống kê từ Ban quản lý di tích đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh (Hưng Nguyên - Nghệ An) từ ngày mồng 1 đến mồng 8 Tết Giáp Thìn đã đón hơn 45.000 người dân và du khách thập phương đến cầu an đầu năm.

Chùa Bà Đanh – kiến trúc cổ kính đẹp nhất tỉnh Hà Nam

Chùa Bà Đanh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam được cấp bằng công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1994. Năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư gần 20 tỷ đồng để tôn tạo và nâng cấp chùa. Trong chùa thờ phật, song ngoài tượng Bồ Tát còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ, một tín ngưỡng thờ cúng dân gian Việt Nam.

Hàng nghìn người dân xem rối cạn chầu Thánh được phục dựng lại tại Lễ hội chùa Keo

Tại Lễ hội chùa Keo năm nay, ban tổ chức đã phục dựng lại rối cạn chầu Thánh từng bị thất truyền.

Bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu - nhiệm vụ quan trọng của văn hóa Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Mẫu, một phần quan trọng của đời sống tâm linh người Việt, không chỉ mang lại niềm tin và sức mạnh mà còn là đặc trưng văn hóa lâu dài. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, bảo tồn và phát huy di sản này đang đối mặt với nhiều thách thức và biến tướng đáng lo ngại.

Top 10 lễ hội truyền thống đặc sắc nhất Thái Bình

Ở Việt Nam bất kỳ làng quê nào cũng đều có những lễ hội riêng cho địa phương mình. Thái Bình có những lễ hội đặc trưng của một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, phản ánh tính văn hóa, lịch sử lâu đời với số lượng tới gần 100 lễ hội trong năm. Dưới đây là các lễ hội truyền thống được coi là đặc sắc, lớn nhất ở Thái Bình.

Ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ chật kín người sáng mồng 1 Tết

Sáng mồng 1 Tết Giáp Thìn, hàng nghìn người dân và du khách thập phương về Đền ông Hoàng Mười (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) để dâng hương, dâng lễ cầu an, phúc lộc.

NSƯT Diệu Hương hát giọng 3 miền trong ca khúc về Đạo Mẫu vào mùng 1 Tết

NSƯT Diệu Hương thể hiện 3 chất giọng miền Bắc, miền Nam và giọng Huế trong ca khúc mới 'Làm con Tứ Phủ'.