Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi diễn biến bất thường của thời tiết nhưng nhờ sự chủ động về giống, nguồn nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nông dân huyện Quảng Ninh vẫn có một vụ hè-thu thắng lợi, cây trồng được mùa, năng suất cao.
Nhiều năm qua, thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Sông Hinh đã xây dựng chương trình hành động, triển khai nhiều kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đạt được một số kết quả quan trọng.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo huyện Ia Pa không ngừng khởi sắc, ghi dấu ấn với các thành quả đáng tự hào trên các lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục khai thác tốt tiềm năng để hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.
Theo dự báo thời tiết, vụ đông xuân năm 2023 - 2024 sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại trong nhiều ngày liên tiếp, tập trung ở thời điểm tháng 1 và tháng 2 năm 2024.
Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã định hướng các sản phẩm lợi thế để triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu. Từ đó, góp phần 'chắp cánh' cho các sản phẩm nông nghiệp vươn xa, với đủ các điều kiện về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm...
Những năm qua, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương thủy lợi. Nhờ nguồn nước đảm bảo, năng suất và sản lượng cây trồng luôn đạt cao, tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển.
Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên tỉnh chưa được quy hoạch vào vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, sản phẩm gạo chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian gần đây, tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất lúa gạo, với những vùng thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đủ tiềm lực để sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngành nông nghiệp, các địa phương và chủ thể sản xuất đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo xứ Thanh và hướng tới đưa Thanh Hóa trở thành địa phương xuất khẩu gạo.
Xác định sản xuất vụ xuân có tính chất 'bản lề' quan trọng trong năm, quyết định việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu sản xuất trồng trọt năm 2023, huyện Ngọc Lặc đang tích cực triển khai các phương án sản xuất, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
Những ngày này, nông dân trong toàn tỉnh đang khẩn trương thu hoạch lúa đông-xuân và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để sản xuất vụ hè-thu.
Ngày 22/4, tại Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021-2022 các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diện tích trồng lúa toàn vùng trong vụ này là 327.000 ha (tăng 4.650 ha so với vụ Đông Xuân 2020 - 2021) nhưng sản lượng đạt trên 2 triệu tấn (giảm 144.000 tấn), năng suất đạt 63,19 tạ/ha (giảm 4,44 tạ/ha).
Đến thời điểm này, huyện Thanh Miện đã cơ bản hoàn thành việc đổ ải, đang tập trung lồng ngả dược sẵn sàng cho gieo cấy lúa vụ đông xuân 2022.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo nông dân không gieo cấy trà xuân muộn trước 31.1.