Ngày 13/5, Tổng thống Joe Biden đã ký luật cấm nhập khẩu uranium được làm giàu từ Nga. Cấm vận này ảnh hưởng đến công nghiệp hạt nhân dân sự của Mỹ thế nào và liệu châu Âu có sẵn sàng hỗ trợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rosatom hay không?
Nhà cung cấp uranium thuộc sở hữu nhà nước của Nga Tenex đã thông báo cho khách hàng Mỹ rằng họ có 60 ngày để được xem xét miễn trừ khỏi đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký gần đây cấm nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của công ty này.
Chuyên gia Nga cảnh báo, nếu không được hưởng quyền miễn trừ với lệnh trừng phạt nhằm vào uranium Nga, thị trường nhiên liệu hạt nhân của Mỹ có thể sụp đổ, dẫn đến chi phí làm giàu uranium tăng vọt.
Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu uranium làm giàu của Nga, bất chấp đang phải phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu cho nhà máy điện hạt nhân này từ Moscow.
Chính phủ Mỹ đang khẩn trương tìm cách sử dụng một số kho dự trữ uranium cấp độ vũ khí để giúp cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng tiên tiến mới và khởi động một ngành công nghiệp được Mỹ coi là quan trọng đối với các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu toàn cầu không phát thải. Người phát ngôn của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho biết sản xuất uranium chất lượng cao và mức độ làm giàu thấp (HALEU) là một sứ mệnh quan trọng và tất cả các nỗ lực nhằm tăng sản lượng của nó đang được xem xét, đánh giá.
Mỹ luôn đi đầu trong phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới nhưng điều đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có nguyên liệu hạt nhân từ Nga.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ đang gặp vấn đề khi các lò phản ứng năng lượng nguyên tử mới cần loại nhiên liệu uranium chỉ Moskva mới có thể cung cấp.