Xuất khẩu nông sản - kỳ vọng tạo đột phá cho nền nông nghiệp Bài 1 - Vượt thách thức để tăng trưởng

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt do ảnh hưởng của thiên tai, dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng dương. Nổi bật là xuất khẩu nông sản tăng trưởng bằng hoặc cao hơn cùng kỳ những năm trước, góp phần tăng giá trị sản xuất toàn ngành; đồng thời đóng góp vào thành quả xuất khẩu nông sản chung của cả nước.

Huyện Cao Phong tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững

Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 'Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025' nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).

Triển khai dịch vụ công trực tuyến: Nền tảng xây dựng Kho bạc số

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thành sớm kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Phú Thọ đang dần chuyển đổi sang mô hình Kho bạc '3 không': Không giao dịch tiền mặt, không khách hàng giao dịch tại trụ sở và không chứng từ, từng bước hướng đến hình thành kho bạc điện tử theo chiến lược phát triển của ngành.