Thông tin từ Ban Quản lý tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây cho biết, qua 4 tháng triển khai thí điểm hoạt động, lượng khách đến với tuyến phố đi bộ đạt trên 25 vạn lượt khách.
Tin từ UBND TP Hà Nội, tới đây sẽ mở rộng thêm nhiều khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ. Theo đó, Hà Nội sẽ mở rộng thêm 3 - 5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ trong đó có tuyến phố đi bộ ở quận Hoàng Mai và thị xã Sơn Tây...
Hà Nội dự kiến tới đây sẽ mở rộng thêm khoảng 3 - 5 khu vực tuyến phố đi bộ phục vụ nhu cầu người dân, khách du lịch.
Về chỉ tiêu 'Phát triển, mở rộng 3-5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ' theo Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy Hà Nội về 'Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025', Ban Chỉ đạo Chương trình cho biết, các sở, ngành, UBND các quận đang tiếp tục hoàn chỉnh các đề án không gian đi bộ.
Sau 2 tháng đi vào hoạt động, không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) đã thật sự trở thành điểm nhấn văn hóa của xứ Đoài nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Việc Hà Nội có thêm nhiều tuyến phố đi bộ vào dịp cuối tuần là cần thiết với Thủ đô vốn thiếu điểm vui chơi công cộng cho người dân, song làm thế nào để tăng giá trị du lịch từ các không gian văn hóa này là bài toán đặt ra.
Là một trong tứ trấn của Kinh đô xưa, xứ Đoài luôn là nơi tiếp xúc, trao đổi văn hóa với Thăng Long. Từ đó góp phần bồi đắp, làm phong phú, vững chắc hơn cốt cách, bản sắc của riêng mình trong suốt chiều dài lịch sử.
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn tái khởi động, không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây chính thức đi vào hoạt động, bản đồ du lịch Thủ đô được bổ sung những điểm đến nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, số lượng liệu có song hành với chất lượng, khi những không gian đi bộ hiện có vẫn bộc lộ nhiều bất cập?
Tối ngày 30/4, hàng nghìn người 'chen chân' tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây để tham gia trải nghiệm các hoạt động thể thao, nghệ thuật, ẩm thực đường phố.
Với nhiều tài nguyên du lịch và bề dày văn hóa truyền thống cùng với khoảng cách địa lý không xa trung tâm, Sơn Tây là địa điểm rất thích hợp với những chuyến du lịch ngắn cuối tuần.
Là tuyến phố đi bộ thứ tư của thành phố Hà Nội, Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây được kỳ vọng sẽ tạo ra một không gian mang tính cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và du khách tham quan.
Đúng 19 giờ 30 phút ngày 30/4, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã chính thức khai trương, thu hút hàng nghìn du khách tạo ra không khí náo nhiệt, sôi động....
Tối 30/4, tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây chính thức khai trương. Ngay trong tối nay, phố đi bộ đã đón khoảng 15 vạn du khách đến tham quan, vui chơi.
Các khu vực bán hàng lưu niệm, đồ ăn, giải khát được người dân hưởng ứng nhiệt tình; khu vực tổ chức các sự kiện văn hóa vui chơi, nghệ thuật đường phố đang gấp rút công đoạn kiểm tra cuối cùng trước giờ khai trương (tối 30/4)..
Chiều 27.4, Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị thông tin báo chí về khai mạc năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Nguyễn Huy Khánh; Phó Chủ tịch UBND thị xã Lê Đại Thăng dự hội nghị.
Chiều ngày 27/4, UBND thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị báo chí về khai mạc Năm Du lịch Sơn Tây – xứ Đoài, đặc biệt thông tin về việc khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Sáng 26-4, Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sơn Tây phối hợp với Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học 'Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài'.
Sáng 26/4, tại thị xã Sơn Tây đã diễn ra Hội thảo khoa học 'Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài' nhân kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022).
Văn hóa xứ Đoài vốn là niềm tự hào của người dân phía Tây Hà Nội, ít nhiều cũng bị tác động bởi sự phát triển kinh tế, xã hội trong những năm qua.
Theo nhiều chuyên gia, sự thành công của không gian công cộng nằm ở việc lắng nghe nhu cầu của người dân và thiết kế phù hợp với nó. Điều thành phố nên quan tâm không phải số lượng phố đi bộ hình thành, mà là chất lượng kết nối không gian và tạo ra giá trị của các tuyến phố đó.
Đồng loạt các quận huyện đề xuất mở cửa không gian đi bộ như: Phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng); hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình); Phố đi bộ thị xã Sơn Tây; Phố đi bộ Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì)...
Tuyến phố đi bộ quanh Thành cổ Sơn Tây sẽ được khai trương dịp 30/4 và 1/5. Di tích thành cổ 200 năm tuổi, 6 sân khấu văn hóa lớn, hàng trăm gian hàng độc đáo… là những hoạt động sẽ tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn cho phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.
Phố đi bộ ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) gồm 4 tuyến phố là Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, một phần phố Lê Lợi và Phó Đức Chính sẽ khai trương vào 19 giờ 30 phút ngày 30/4/2022.
Phố đi bộ ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) gồm 4 tuyến phố là Nguyễn Thái Học, Phan Chu Trinh, một phần phố Lê Lợi và Phó Đức Chính sẽ khai trương vào 19 giờ 30 phút ngày 30/4/2022.
UBND quận Hoàng Mai vừa cho biết, quận này sắp tổ chức tuyến phố đi bộ tại Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3.
Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) là tòa thành đá ong độc nhất vô nhị ở nước ta. Dù phần lớn tường thành đã bị phá hủy bởi thời gian, nhưng thành cổ vẫn giữ được không gian đẹp, với hệ thống hào nước, cổng thành và một số công trình như điện Kính Thiên, Kỳ đài… Thời gian qua, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây đã có nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị thành cổ. Sắp tới, thị xã Sơn Tây sẽ triển khai các tuyến phố đi bộ quanh thành cổ, tạo sức hấp dẫn cho du lịch vùng phía tây Thủ đô.
Tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ tư của TP Hà Nội, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.